Những băn khoăn về nghề nghiệp chưa bao giờ là vấn đề được ngừng quan tâm trong xã hội hiện tại. Bởi nó liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai sau này của một con người. Chính vì vậy, bất kỳ phụ huynh nào cũng đều mong con mình chọn đúng ngành nghề, phù hợp với định hướng thị trường để sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng sẽ có được một công việc tốt. Vậy các ngành hot hiện nay gồm những ngành nào? Cần những yếu tố gì để có thể theo học ngành đó? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay trong nội dung bài viết này!
Chọn ngành nghề nào cho phù hợp là vấn đề được rất nhiều người quan tâm
Bạn có biết, theo Báo cáo của Tổng cục thống kê, mặc dù tỷ lệ người thất nghiệp ở Việt Nam đã giảm xuống đáng kể, tuy nhiên vẫn luôn ở mức cao. Giai đoạn quý I năm 2021, có tới khoảng 1.1 triệu người đang trong tình trạng thất nghiệp trên cả nước. Hầu hết những người này đều là sinh viên mới ra trường và vấn đề chủ yếu của họ là chưa tìm được công việc nào phù hợp với ngành học, hoặc định hướng nghề nghiệp chưa thực sự phù hợp với thị trường. Và sau đây là top 10+ những ngành nghề hot nhất tại Việt Nam, cùng xem xem bạn có hứng thú với ngành nào không nhé!
Mục lục bài viết
1. Công nghệ thông tin
Đầu tiên phải kể đến công nghệ thông tin (CNTT), ngành này vẫn luôn nằm trong top những ngành hot hiện nay ở Việt Nam. Thậm chí được xem là một trong những lĩnh vực mang tính mũi nhọn trong nền kinh tế của nước ta hiện tại và cả tương lai. Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này là rất nhiều khu công nghệ cao đã ra đời và gặt hái được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng lọt top những quốc gia triển khai hệ thống mạng 5G đầu tiên trên toàn cầu.
Công nghệ thông tin là một trong những ngành nghề hot dẫn đầu xu hướng hiện nay
Không chỉ nước ta, thị trường lao động nước ngoài cũng đang cần rất nhiều nhân tài trong lĩnh vực CNTT. Trong khi đó, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành nghề hot này lại chưa đủ để đáp ứng. Vì thế, cơ hội dành cho những ai có ý định theo học CNTT là vô cùng rộng mở. Cụ thể hơn, ở giai đoạn hiện tại, mỗi năm nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho ngành này của các doanh nghiệp lên tới khoảng 80.000 người (theo Báo Tuổi trẻ). Những trên thực tế, số lượng sinh viên CNTT ra trường chỉ rơi vào khoảng 32.000 người/năm, chưa kể chỉ khoảng 15% trong số đó đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nên “không ngoa” khi cho rằng CNTT vẫn sẽ dẫn đầu xu hướng và trở thành ngành nghề hot được săn đón trong tương lai.
Yêu cầu năng lực, phẩm chất
Để có thể theo đến cùng ngành CNTT, bạn cần phải rèn luyện cho mình tinh thần “chiến đấu” kiên cường, bền bỉ, chịu được áp lực công việc cao. Và dĩ nhiên, việc ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn là đặc biệt cần thiết. Khả năng sáng tạo, tư duy khoa học, sự nhạy bén và nhanh chóng nắm bắt xu hướng của thị trường, xa hơn nữa là thế giới cũng là những yếu tố mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một ứng viên sáng giá.
Ngoài những phẩm chất, năng lực vừa kể, để chinh phục được ngành nghề hot này, bạn cũng cần trang bị cho mình sự hiểu biết về tình hình kinh tế – xã hội và các lĩnh vực ngoài lề một chút như y tế, giáo dục, thương mại,… Nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá bạn cao hơn nếu có ý chí cầu tiến, không ngừng nỗ lực phát triển bản thân và khả năng ngoại ngữ tốt, nhất là trong thời đại hội nhập quốc tế như hiện nay.
Nơi đào tạo nghề trong nước
Tại Việt Nam, có một số trường đã và đang thực hiện rất tốt công tác đào tạo nhân sự CNTT như: Đại học FPT, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Kỹ thuật Mật mã, Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Nếu có ý định theo học ngành này, bạn có thể tìm hiểu và cân nhắc một trong số những trường mà chúng tôi vừa liệt kê.
2. Quản trị kinh doanh
Cái tên thứ hai được nhắc đến trong top 10+ ngành hot hiện nay chính là Quản trị kinh doanh. Nhìn vào thực tế có thể thấy, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng về số lượng. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu về nhân lực quản trị cũng tăng lên. Đặc điểm nổi bật của ngành nghề hot này là năng động, hiểu biết sâu rộng và thu nhập “khủng”.
Vì Quản trị kinh doanh là ngành tổng hợp những bộ môn về Quản trị và Kinh doanh, nên người theo học ngành này sẽ được tiếp thu hệ thống kiến thức đa dạng trong khối ngành kinh tế từ kế toán, tài chính, nhân sự đến Marketing hay chiến lược kinh doanh. Không những vậy, người học Quản trị kinh doanh còn có cơ hội trải nghiệm những môn học giúp nâng cao hệ thống tư duy, khả năng lãnh đạo, các mô hình quản trị giúp tối đa hóa hiệu suất công việc, từ đó có được cái nhìn toàn diện, bao quát về hoạt động của doanh nghiệp.
Ngành Quản trị kinh doanh đang có nhu cầu tuyển dụng rất cao
Như đã nói, hệ thống kiến thức mà ngành Quản trị kinh doanh cung cấp đến người học là rất sâu rộng, nên người học ngành này có thể làm việc được ở khá nhiều vị trí trong công ty. Như là: Quản lý nhân sự, nhân viên kinh doanh, Chuyên viên Marketing, Chuyên viên xây dựng chiến lược, và cao hơn nữa là CEO – Giám đốc điều hành, CFO – Giám đốc tài chính, CCO – Giám đốc Marketing,… Tóm lại, cơ hội nghề nghiệp của ngành này không hề thua kém gì các ngành nghề hot khác trên thị trường hiện nay.
=> Có thể bạn quan tâm: Mức lương của nhân viên chăm sóc khách hàng là bao nhiêu?
Yêu cầu năng lực, phẩm chất
Về yêu cầu năng lực, phẩm chất đối với những ai muốn theo học và sau này làm đúng nghề thuộc khối ngành Quản trị kinh doanh, có thể kể đến một số yêu cầu điển hình như: Nắm vững những quy luật của thị trường và xu hướng của thế giới để đưa ra những chiến lược đúng đắn, tránh để doanh nghiệp bị tụt lại phía sau. Hay kỹ năng giao tiếp, trình bày trước đám đông và khả năng thuyết phục người khác cũng là yếu tố quan trọng mà bạn nên rèn luyện ngay từ bây giờ. Sự nhạy bén, nhận thức được thời cuộc và lường trước những tình huống có thể xảy đến và đưa ra giải pháp phù hợp sẽ giúp bạn gây được ấn tượng mạnh mẽ với cấp trên đấy!
Một người có tố chất theo ngành Quản trị kinh doanh cũng là người sở hữu một cái đầu logic và khả năng xây dựng kế hoạch tuyệt vời. Ngoài những yếu tố vừa kể, nếu muốn trở thành một nhà quản trị tốt, hoặc chí ít là một cộng sự phối hợp ăn ý với các thành viên khác trong team, bạn cũng cần rèn luyện cách lắng nghe, thấu hiểu người khác.
Nơi đào tạo nghề trong nước
Ở nước ta hiện nay, có khá nhiều trường đào tạo ngành Quản trị kinh doanh. Điển hình là Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại và Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội. Học viện Ngân hàng hoặc Học viện Tài chính cũng là những trường mà bạn có thể lưu ý trong quá trình lựa chọn trường để học.
3. Nhóm ngành ngôn ngữ
Chưa cần nói quá nhiều thì tôi tin bạn cũng phần nào hiểu được tầm quan trọng của ngoại ngữ, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, thì ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh) sẽ giúp các nước đến gần hơn với sự giao thoa, tiếp thu các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, lịch sử, văn hóa và hội nhập quốc tế. Mặc dù có khá nhiều ngoại ngữ được đưa vào chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ ở các trường đại học tại Việt Nam như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nhật,… Nhưng tiếng Anh và tiếng Trung đang là hai thứ ngoại ngữ chiếm ưu thế hơn cả.
Cơ hội việc làm cho những người học ngành ngôn ngữ đang rất rộng mở
Với những người học nhóm ngành ngôn ngữ này, sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh tế, ngoại giao,… ở các vị trí phổ biến là Nghiên cứu ngôn ngữ; Phiên dịch, dịch thuật trong các doanh nghiệp, cơ quan truyền thông, cơ quan ngoại giao,…; Hướng dẫn viên du lịch; hay trở thành một người thực hiện công tác Giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ;…
Vì lĩnh vực mà người học ngôn ngữ làm việc thường khác nhau, nên mức lương nhận được cũng có sự khác biệt nhất định. Nhìn chung, thu nhập của những người làm công việc liên quan đến ngôn ngữ vẫn được đánh giá là khá cao, trung bình rơi vào khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng. Chưa kể, trong trường hợp có thêm chuyên môn về lĩnh vực mà họ đang công tác thì khả năng mức lương tiếp tục tăng lên là rất lớn.
Yêu cầu năng lực, phẩm chất
Mỗi ngành nghề đều đòi hỏi những tố chất nhất định đối với người theo đuổi nó, nhóm ngành ngôn ngữ này cũng vậy. Vì bản chất của ngành học là ngôn ngữ nên đầu tiên người học phải có khả năng tiếp thu, cập nhật ngôn ngữ nhanh nhạy. Bởi bản thân các ngôn ngữ đều không ngừng biến hóa, thay đổi. Có một sự thật rằng trung bình, trên thế giới, cứ mỗi phút trôi qua là có 1000 từ bị thay thế và mất đi. Cho nên việc cập nhật kho từ vựng là không thể xem nhẹ với người làm việc chủ yếu bằng ngôn ngữ.
Tương tự những ngành khác, nhóm ngành ngôn ngữ cũng yêu cầu các ứng viên có khả năng giao tiếp tốt, ứng xử linh hoạt, khéo léo. Và quan trọng hơn cả là sử dụng ngôn ngữ thích với với từng hoàn cảnh nhất định. Các sinh viên ngành ngôn ngữ cũng cần trang bị thêm cho mình một chuyên môn phụ, hoặc sự hiểu biết sâu về một lĩnh vực nào đó để cạnh tranh với sinh viên trái ngành, từ đó gia tăng cơ hội việc làm cho chính bản thân mình.
Nơi đào tạo nghề trong nước
Ngành nghề hot này hiện đang được đào tạo ở hầu hết các trường đại học tại nước ta. Những trường tiêu biểu gồm: Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Thủ đô Hà Nội,… Hãy lựa chọn một ngôi trường phù hợp và nỗ lực hết sức mình với lựa chọn đó, tin rằng bạn sẽ có được một vị trí làm việc tốt liên quan đến ngôn ngữ trong tương lai.
4. Digital Marketing
Phải thừa nhận rằng, Internet thực sự đã mở ra một kỷ nguyên công nghệ mới nói chung và cách thức tiếp thị mới nói riêng. Đó cũng là lý do mà đa số các doanh nghiệp thời nay khó có thể phát triển được nếu thiếu đi chiến lược Digital Marketing bài bản, đúng hướng. Vì thế, không có gì là khó hiểu khi Digital Marketing được hứa hẹn dẫn đầu xu hướng thị trường, trở thành một trong những ngành hot hiện nay và được các công ty nhiệt tình săn đón, tuyển dụng về làm việc.
Digital Marketing được hứa hẹn dẫn đầu xu hướng thị trường
Khi mà Marketing trở thành công cụ quan trọng, nếu không muốn nói là thiết yếu có vai trò giúp doanh nghiệp kết nối, tiếp cận khách hàng mục tiêu, thì khái niệm Digital Marketing lại càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Hiểu một cách đơn giản, Digital Marketing là các hoạt động tiếp thị được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số. Nhờ công cụ này, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận được với khách hàng thông qua các kênh thông tin điện tử như Facebook, Website, Email,… chứ không chỉ sử dụng những phương thức truyền thống trước kia. Cũng trên những nền tảng kỹ thuật số này, các chuyên gia Marketing sẽ vạch ra chiến lược để tạo dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp.
Là lĩnh vực được săn đón hàng đầu, cơ hội nghề nghiệp dành cho những ai theo học ngành Digital Marketing rất dồi dào và đa dạng. Bạn có thể làm việc ở các vị trí như: Quản lý thương hiệu, Quan hệ công chúng, Copywriter, Phân tích kinh doanh, Marketing Online, Kinh doanh Quốc tế, Advertiser,…
Yêu cầu năng lực, phẩm chất
Chính vì là ngành hot hiện nay, nên tỷ lệ cạnh tranh trong lĩnh vực Digital Marketing cũng rất lớn. Do đó, bạn cần rèn luyện cho mình những năng lực, phẩm chất cần thiết để phục vụ công việc này. Bao gồm: Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; Đưa ra được các chiến lược Marketing bài bản và kế hoạch phát triển hoạt động tiếp thị cho công ty; Nắm bắt được các xu thế, biến động của đời sống kinh tế – xã hội để có hướng đi đúng đắn trong nghề. Đồng thời bạn cũng cần cố gắng sáng tạo, đổi mới không ngừng để phát triển chính mình và phá bỏ giới hạn của bản thân. Giao tiếp và thuyết phục người khác cũng là một tố chất cần thiết giúp bạn chinh phục được ngành này.
Nơi đào tạo nghề trong nước
Bạn sẽ có khá nhiều sự lựa chọn về trường học khi theo ngành Digital Marketing. Chẳng hạn như: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học FPT, Học viện Bưu chính viễn thông, Đại học Thương mại,…
5. Thiết kế đồ họa
Bằng cách cho thấy tiềm năng, sự triển vọng của mình, ngành thiết kế đồ họa đã ghi tên vào top những ngành nghề hot hàng đầu hiện nay. Trong thời đại mà chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, tính thẩm mỹ của con người ngày càng nâng cao, thì vai trò của thiết kế đồ họa đã được đề cao hơn rất nhiều nhờ bản chất là “sự phô diễn” cái đẹp.
Nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày càng tăng mở ra cơ hội phát triển cho ngành Thiết kế đồ họa
Nói một cách dễ hiểu hơn thì thiết kế đồ họa là một loại hình nghệ thuật ứng dụng. Ngành này đòi hỏi khả năng cảm nhận thẩm mỹ cao và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những ý tưởng sáng tạo. Các Graphic Designer – Người thiết kế đồ họa sẽ sử dụng các công cụ đồ họa như Photoshop, Illustrator, Indesign,… để biến ý tưởng (hình ảnh, câu chữ, màu sắc, bố cục) để cho ra đời một sản phẩm đồ họa cuối cùng có một tổng thể hài hòa, cuốn hút nhất. Mục đích chính của sản phẩm đồ họa là tuyên truyền hoạt động xã hội hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh, sao cho hiệu quả truyền thông đạt mức cao nhất.
Yêu cầu năng lực, phẩm chất
Phẩm chất đầu tiên cần có của một người muốn theo học ngành thiết kế đồ họa là cần có sự yêu thích với hoạt động sáng tạo. Không cần phải quá nhạy bén, nhưng chí ít thì niềm yêu thích cũng sẽ giúp bạn có động lực để kiên trì và phấn đấu với nó. Thứ hai, bản thân bạn cần là một người yêu cái đẹp. Yếu tố này khi kết hợp với niềm đam mê sáng tạo sẽ thúc đẩy bạn nhanh chóng trở thành một Graphic Designer thực thụ. Và đương nhiên rồi, không có ai thành công mãi được nếu chỉ đứng yên một chỗ. Hãy luôn học hỏi, tiếp thu những xu hướng đồ họa mới để không rơi vào tình trạng xa rời thực tế, đi lệch so với nhu cầu, thị hiếu của xã hội nhé!
Nơi đào tạo nghề trong nước
Không kém cạnh môi trường quốc tế, nước ta cũng sở hữu rất nhiều trường đại học uy tín đào tạo ngành nghề hot như Thiết kế đồ họa. Đó là Đại học RMIT Việt Nam, Đại học FPT, Đại học Hoa Sen, Đại học Văn Lang, Đại học Kiến trúc TPHCM, Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Đại học Duy Tân – Đà Nẵng,… Lựa chọn một ngôi trường phù hợp với khả năng tài chính cũng như năng lực của mình sẽ giúp bạn yên tâm phấn đấu hơn trong suốt những năm tháng theo học. Vì vậy, hãy tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ nhé!
6. Ngành xây dựng
Không khó để chúng ta nhận ra rằng tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam ngày càng tăng, mà nhu cầu về nhân lực của ngành này thường tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội. Nên cũng là dễ hiểu khi ngành xây dựng lọt top các ngành hot hiện nay. Và những ai theo học ngành Kỹ thuật xây dựng cũng không cần quá “bi quan” về cơ hội việc làm của mình trong tương lai nhé!
Cụ thể, nước ta đang đến gần hơn với bảng xếp hạng 3 quốc gia có ngành xây dựng phát triển với tốc độ nhanh nhất tại khu vực Châu Á. Với sự ra đời của hàng loạt những tòa nhà chọc trời, những đại lộ hùng vĩ, không thể phủ nhận công lao không nhỏ của nguồn nhân lực đến từ ngành xây dựng. Theo số liệu thống kê năm 2019, số lượng lao động thuộc ngành nghề hot này đạt con số 4 triệu người. Nhu cầu về nhân lực cũng liên tục tăng và tăng rất nhanh, khoảng 400.000 – 50.000 người/năm.
Nhân lực trong ngành Xây dựng đang thiếu rất nhiều
Thế nhưng hiện tại, các kỹ sư xây dựng với kỹ thuật chuyên môn cao vẫn đang thiếu rất nhiều. Vấn đề này được xem là thách thức với ngành xây dựng, tuy nhiên cũng là cơ hội cho các bạn trẻ theo ngành Kỹ thuật xây dựng tìm kiếm và khẳng định mình. Vị trí làm việc của các bạn học ngành này cũng rất đa dạng và thường được chia thành 3 nhóm, gồm:
- Vị trí Kỹ sư xây dựng làm việc tại văn phòng: Công việc của người làm ở vị trí này khá đa dạng, chẳng hạn như Chuyên viên quản lý dự án; Chuyên viên tư vấn, thiết kế xây dựng; Chuyên viên lập dự toán, tính toán khối lượng công trình xây dựng; hay Thẩm tra thiết kế, thẩm định chất lượng của công trình;…
- Vị trí Kỹ sư xây dựng làm việc tại công trường: Người này sẽ đóng vai trò quản lý, thi công trực tiếp ngoài công trình xây dựng. Nói một cách dễ hiểu hơn thì đó là Chỉ huy kỹ thuật phụ trách thi công công trình. Hoặc đôi khi là Giám sát thi công, tiến hành thẩm định và nghiệm thu công trình xây dựng được giao.
- Vị trí Kỹ sư xây dựng làm việc tại các công xưởng: Người làm ở vị trí này thường đảm nhiệm các công tác như thiết kế; rà soát, quản lý chất lượng trong các xưởng sản xuất vật liệu xây dựng; Kỹ sư giám sát nội bộ; hay Kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất;….
Yêu cầu năng lực, phẩm chất
Muốn theo đuổi đến cùng công việc thuộc nhóm các ngành hot hiện nay như ngành xây dựng, bạn phải là người cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm cao nhất với công việc mà mình phụ trách. Và để hoàn thành tốt nhiệm vụ, bạn cần trang bị thật tốt kiến thức, trình độ chuyên môn sâu rộng cũng như trình độ khoa học kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, khả năng làm việc nhóm và chịu áp lực công việc cũng là những phẩm chất mà bạn nên rèn luyện. Kết hợp với sự hiểu biết về văn hóa cả trong lẫn ngoài nước cũng góp phần thúc đẩy sự sáng tạo trong các thiết kế, giúp bạn cho ra đời những công trình “để đời” đấy nhé!
Nơi đào tạo nghề trong nước
Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn liệt kê ra một số trường đại học hàng đầu cả nước có đào tạo ngành Xây dựng. Đó là: Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Giao thông vận tải, Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn và Đại học Thủy lợi.
7. Ngành công nghệ thực phẩm
Ngành tiếp theo được gọi tên trong top các ngành hot hiện nay không gì khác chính là ngành công nghệ thực phẩm. Nhiều người cho rằng đây là ngành có tính ứng dụng cao nhất và phạm vi ứng dụng cũng rộng rãi hơn cả so với các ngành nghề khác. Cũng có thể đây là một ý kiến đúng, xét theo một phương diện nào đó. Chẳng hạn như trước thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường bây giờ, dẫn tới nhu cầu về thực phẩm sạch ngày càng gia tăng. Nên nếu nói vui thì sẽ là “Thời của ngành công nghệ thực phẩm tới rồi”.
Vị trí làm việc của người học ngành Công nghệ thực phẩm khá đa dạng
Nhìn chung, ngành này trang bị cho người học những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về công tác bảo quản, chế biến, đánh giá, kiểm định chất lượng sản phẩm. Cùng với đó là vận hành dây chuyền sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Từ ngành học này sẽ cho ra đời đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên gia hay các nhà nghiên cứu công nghệ thực phẩm. Đây sẽ là những người đi đầu trong việc nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, và là nguồn nhân lực cốt lõi không thể thay thế trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
Sau khi theo học ngành nghề hot này, bạn có thể làm việc ở các vị trí như: Tư vấn về quy định và luật thực phẩm; Phụ trách vấn đề kỹ thuật trong hệ thống phân phối, tiếp thị sản phẩm thực phẩm của công ty; Làm việc tại phòng nghiên cứu, phát triển sản phẩm thực phẩm; Phụ trách dây chuyền chế biến, bảo quản và kiểm định chất lượng thực phẩm; hay Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệp Nhà nước hoặc Trung tâm dinh dưỡng;…
Yêu cầu năng lực, phẩm chất
Về năng lực, phẩm chất, muốn theo học và tương lai làm việc trong ngành này, bạn cần là một người tỉ mỉ, không làm việc cẩu thả, có trách nhiệm với công việc được giao. Đồng thời bạn cũng cần ý thức được tầm quan trọng của công việc mà mình làm, nó có ảnh hưởng thế nào đến xã hội. Tất nhiên, bạn sẽ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nếu không nắm vững chuyên môn về công nghệ thực phẩm. Ngoài những yếu tố năng lực mà chúng tôi vừa nêu ra, bạn còn cần tự trau dồi thêm các kỹ năng mềm khác như sự chủ động, tinh thần hòa đồng, hợp tác, sự nhạy bén về công nghệ thực phẩm,…
Nơi đào tạo nghề trong nước
Một số cơ sở đào tạo ngành công nghệ thực phẩm nổi tiếng tại Việt Nam là Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Đây đều là những trường đào tạo nhân sự hàng đầu nước ta, nên bạn có thể yên tâm đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình.
8. Ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn
Hẳn các bạn đã không còn cảm thấy xa lạ mỗi lần nghe đến cụm từ “du lịch, nhà hàng, khách sạn”? Đặc biệt là khi Việt Nam còn lọt top 10 quốc gia du lịch được yêu thích nhất, thì doanh thu từ ngành nghề hot hàng đầu này ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu về nhân sự cũng nhiều lên đáng kể.
Bạn có biết, trung bình mỗi năm nước ta cần hơn 21.000 nhân sự cho riêng ngành du lịch, chưa tính đến khía cạnh nhà hàng, khách sạn. Bởi hiện nay, lực lượng nhân sự quản trị khách sạn trong nước vẫn còn yếu kém, thiếu sót, không ít khách sạn vẫn phải thuê quản trị nước ngoài làm việc. Nên nếu năng lực của những người theo học ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn ngày càng được cải thiện và nâng cao, thì không lý gì mà cơ hội việc làm không rộng mở.
Ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn cũng được xếp vào top các ngành hot hiện nay
Người theo học ngành nghề phục vụ cho sự giải trí, hưởng thụ và thưởng ngoạn của con người này sẽ được tìm hiểu sâu về các phân khúc chính như sau:
- Dịch vụ lưu trú: Bao gồm khách sạn, khu nghỉ dưỡng, homestay, cắm trại,…
- Thực phẩm và đồ uống: Gồm có nhà hàng, quán ăn, các câu lạc bộ đêm, quán cà phê, quán trà sữa,… Tựu chung lại là các mô hình phục vụ ăn uống cho du khách, khách hàng.
- Phương tiện di chuyển: Điển hình là phương tiện hàng không (máy bay), tàu hoặc xe du lịch.
- Du lịch: Có thể kể đến hướng dẫn viên du lịch, hay làm việc trong các công ty tổ chức tour du lịch.
- Sự kiện: Chẳng hạn như lễ hội, các đêm hội âm nhạc, buổi trình diễn thời trang,…
- Thể thao & giải trí: Đơn giản là thi đấu thể thao, rạp chiếu phim hay các khu vui chơi,…
Sau khi hoàn thành chương trình học, người học có thể làm việc ở các vị trí với mức lương khởi điểm khá hứa hẹn như Quản lý khách sạn, nhà hàng, nhân sự; Đầu bếp; Du lịch, lữ hành; Các dịch vụ lưu trú; Nhà hàng, dịch vụ ăn uống;…
Yêu cầu năng lực, phẩm chất
Với một nghề thường xuyên tiếp xúc với những người xa lạ như ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, đòi hỏi ứng viên phải là một người năng động, sáng tạo, quảng giao; luôn giữ được sự ổn định về cảm xúc, thân thiện, dễ gần, dễ hòa nhập với mọi người. Ngoài ra, đó cũng là người chịu được áp lực công việc, sẵn sàng đi lại nhiều theo tính chất công việc. Đặc biệt, vì công việc này phục vụ rất nhiều cho các du khách nước ngoài nên ngoại ngữ và sự hiểu biết sâu rộng về đất nước, các điểm đến du lịch hay văn hóa thế giới là yếu tố không thể thiếu.
Nơi đào tạo nghề trong nước
Muốn theo học một trong các ngành hot hiện nay như du lịch, nhà hàng, khách sạn, bạn có thể lựa chọn một trong các trường sau: Khoa Du Lịch và Khách Sạn – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại Học Hà Nội, Viện Đại học Mở Hà Nội hoặc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐHQG Hà Nội,…
=> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ call center trong du lịch nhà hàng và khách sạn
9. Ngành điện – cơ khí
Không phải ngẫu nhiên mà ngành điện – cơ khí lại nằm trong top các ngành hot hiện nay. Lý do là bởi xã hội hiện đại của chúng ta không thể nào thiếu đi các thiết bị điện – cơ khí, điều này sẽ khiến sự phát triển của nhân loại bị chậm lại một cách nghiêm trọng. Chỉ tính riêng thành phố Hồ Chí Minh, số lượng nhân lực của ngành này đã đạt 57.000 người, chưa kể các tỉnh thành khác trên cả nước. Và mỗi năm, thị trường điện – cơ khí Việt Nam vẫn thiếu khoảng 8.000 nhân sự. Nên cơ hội nghề nghiệp của những bạn theo học ngành này không hề hạn chế như nhiều người vẫn nghĩ.
Số lượng nhân sự của ngành Điện – cơ khí hiện nay vẫn chưa đủ để đáp ứng
Khi đã hoàn thành chương trình đào tạo ngành điện – cơ khí tại các trường cao đẳng, đại học, hoặc thậm chí chưa tốt nghiệp, nhưng nếu năng lực đủ tốt, bạn vẫn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như: Lập trình gia công máy CNC (máy tính điều khiển số, đóng vai trò điều khiển các công cụ gia công như khoan, dao tiện, phay,… hoàn toàn bằng máy tính); Nhân sự lắp đặt thiết bị, máy móc cơ khí cho các công trình, nhà máy hoặc theo yêu cầu của khách hàng; Thiết kế sản phẩm cơ khí, đồng thời giám sát quá trình sản xuất ra chính những thiết bị cơ khí mà mình thiết kế đó; làm việc ở bộ phận Vẽ kỹ thuật cơ khí, tuy nhiên trước tiên bạn phải sở hữu kiến thức chuyên môn tốt về cơ khí và các phần mềm CAD (các thiết bị nền tảng bằng máy tính hỗ trợ cho công việc của kỹ sư, chuyên viên thiết kế);…
Yêu cầu năng lực, phẩm chất
Điện – cơ khí là ngành đòi hỏi sự logic rất cao, cùng với đó là tính cẩn thận, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm tuyệt đối của người phụ trách. Cũng giống những ngành khác, ngành điện – cơ khí đòi hỏi người làm rèn luyện tốt khả năng làm việc nhóm và chịu được áp lực cao trong công việc. Đây cũng phải là người có khả năng sáng tạo trong thiết kế, sở hữu trình độ chuyên môn và khoa học kỹ thuật sâu sắc.
Nơi đào tạo nghề trong nước
Các nơi đào tạo nghề uy tín trong nước mà bạn nên lưu ý nếu có ý định theo ngành này là: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên và Trường Đại học Hải Phòng.
10. Ngành tâm lý học
Khá buồn khi phải thừa nhận rằng, áp lực từ xã hội hiện đại đang đè nặng lên chúng ta, từ người trưởng thành đến trẻ vị thành niên. Nhưng chính điều này lại trở thành “cơ hội” cho ngành tâm lý học phát triển. Chỉ riêng khu vực thành phố Hồ Chí Minh đang thiếu khoảng 1000 nhân sự cho ngành nghề hot này mỗi năm.
Áp lực từ xã hội hiện đại ảnh hưởng không nhỏ đến con người, khiến nhu cầu về ngành Tâm lý học ngày càng tăng
Người theo học ngành tâm lý học có thể làm việc ở các cơ quan như: Các trường học, bệnh viện tâm thần, trung tâm tư vấn, tổ chức, doanh nghiệp, công ty truyền thông hay các viện nghiên cứu,… Các vị trí tuyển dụng phổ biến dành cho họ bao gồm:
- Nhà trị liệu tâm lý: Bạn có thể tự mở phòng tư vấn, điều trị riêng, hoặc tham gia hỗ trợ cho các bác sĩ tâm thần khác phân tích, thấu hiểu và đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề tâm lý của bệnh nhân.
- Nhà tâm lý học đường: Học sinh cũng là đối tượng gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý trong thời đại ngày nay. Công việc của những nhà tâm lý học đường là giúp cho những học sinh đó giải tỏa được áp lực, khúc mắc trong học tập, hoặc đôi khi là chuyện liên quan đến gia đình, tình yêu,… từ đó thoải mái và tập trung hơn vào học tập.
- Nhà tâm lý học nói chung: Công việc cụ thể của các nhà tâm lý học nói chung rất đa dạng, phong phú. Như nghiên cứu, hoạch định chính sách liên quan đến vấn đề tâm lý ứng dụng trong quản trị, kinh doanh chẳng hạn.
- Chuyên viên tham vấn: Vị trí này sẽ gặp gỡ, trò chuyện với những người có vấn đề về tâm lý và đưa ra lời khuyên chân thành giúp họ giải quyết vấn đề.
- Nhà tư vấn tuyển dụng: Người này có nhiệm vụ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp hay các tổ chức đánh giá nhu cầu, nguyện vọng của nhân sự. Đồng thời nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, sau đó lên kế hoạch và phỏng vấn tuyển dụng đối với những ứng viên phù hợp.
Yêu cầu năng lực, phẩm chất
Chắc hẳn ngay khi nghe tên ngành tâm lý học, bạn đã phần nào đoán được những tố chất cần có của người làm việc trong ngành này. Đó là khả năng lắng nghe, đồng cảm và thấu hiểu đối với câu chuyện, nỗi buồn, những tâm sự của người khác. Kết hợp cùng kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng nắm bắt tâm lý người khác và hiểu sâu sắc về những nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý con người.
Nơi đào tạo nghề trong nước
Hiện tại, nước ta đang có khá nhiều trường đào tạo chuyên nghiệp ngành tâm lý học, có thể kể đến: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM, Đại học Sư phạm TP.HCM, Học viện Quản lý giáo dục và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
11. Ngành Giáo dục và Đào tạo
Chúng tôi hiểu rằng sẽ có khá nhiều bạn bất ngờ khi thấy ngành Giáo dục và Đào tạo lọt top những ngành hot hiện nay. Trong khi rất nhiều sinh viên học sư phạm ra than trời vì lương thấp, vì thất nghiệp. Đặc biệt là thời điểm dịch Covid – 19 bùng phát khiến hình thức đào tạo trực tuyến được ứng dụng phổ biến hơn khiến giáo viên sư phạm truyền thống dần không được coi trọng tuyển dụng.
Giáo dục và Đào tạo vẫn nằm trong top các ngành nghề hot hiện nay
Tuy nhiên, vẫn có thể khẳng định rằng ngành này sẽ không bị thất thế. Trước sự chuyển mình mạnh mẽ của các phương pháp giáo dục hiện đại, cùng với đó là xu hướng kết hợp công nghệ vào hoạt động giảng dạy thì ngành này sẽ tiếp tục giữ được vị thế của mình. Từ những xu thế của ngành giáo dục, cơ hội nghề nghiệp cho các nhân sự chất lượng cao cũng mở rộng hơn.
Đó sẽ là những người có khả năng ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, sở hữu nền tảng kiến thức khoa học chắc chắn cùng phương pháp dạy học tiến bộ, truyền được cảm hứng cho người học. Vì thế, hãy biến bản thân trở thành một ứng viên sáng giá bằng cách trau dồi thật tốt những kỹ năng cần có nếu bạn đang có ý định theo đuổi ngành này nha!
=> Xem thêm: Top 3 mẫu kịch bản telesale giáo dục mới nhất
Yêu cầu năng lực, phẩm chất
Người ta vẫn hay nói, “cô giáo như mẹ hiền”, hay “thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai của con”. Vậy để trở thành “người cha, người mẹ thứ hai” của những chủ nhân tương lai của đất nước, người làm trong ngành Giáo dục và Đào tạo cần có năng lực, phẩm chất gì?
Đầu tiên, người đó cần rèn luyện cho mình chuyên môn sâu rộng, nghiệp vụ vững vàng, sự hiểu biết về đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa. Tiếp theo là sự kiên trì, nhẫn nại với học trò, và luôn nỗ lực, không ngừng hoàn thiện để trở thành một “tấm gương” tốt cho các em noi theo. Một người giáo viên tốt cũng là một người có khả năng giao tiếp, liên kết xã hội tốt, đồng thời biết cách lắng nghe, đồng cảm và chia sẻ với cả học sinh và phụ huynh. Ngoài ra, sự sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả là “người lái đò” của mình hơn!
Nơi đào tạo nghề trong nước
Có rất nhiều trường đại học đào tạo nhân sự ngành Giáo dục và Đào tạo nổi tiếng tại Việt Nam như: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương, Trường Đại học Sư phạm Huế hay Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội.
Kết luận
Mỗi năm, có hàng loạt ngành nghề mới ra đời và một số lượng không nhỏ ngành nghề sẽ bị thất thế và biến mất. Thế nhưng, vẫn còn những ngành “đứng vững”, thậm chí sở hữu “tuổi thọ” lâu bền nhờ sức ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến nền kinh tế đất nước, điển hình là những ngành hot hiện nay mà chúng tôi đã liệt kê trong bài viết này. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rằng, cơ hội luôn đi kèm với tỷ lệ cạnh tranh cao. Cho nên, hãy cố gắng rèn luyện, biến bản thân thành một người có giá trị và nắm quyền chủ động lựa chọn nghề nghiệp trong tay mình, vì cuộc đời là của bạn mà. Goilaco chúc các bạn thành công với ngành nghề mà bạn chọn nhé!