Top 3 mẫu kịch bản telesale giáo dục mới nhất

Để thành công chốt đơn tuyển sinh cho trung tâm tiếng anh, tuyển sinh các lớp mầm non hay trung tâm luyện thi đại học,…thì một mẫu kịch bản telesale giáo dục cũng đều cần được chuẩn bị kỹ càng. Vậy bạn đã biết nội dung telesale giáo dục dựa trên yếu tố nào chưa? Mẫu kịch bản telesale trong giáo dục cần có những gì và cần lưu ý điều gì khi xây dựng và sử dụng? Goilaco sẽ bật mí câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.

I. Nội dung telesale giáo dục cần có phải dựa trên khách hàng

Ảnh 1: Nội dung telesale giáo dục cần có phải dựa trên khách hàng

Ảnh 1: Nội dung telesale giáo dục cần có phải dựa trên khách hàng (Nguồn: Internet)

Kịch bản telesale giáo dục hoàn toàn khác với các lĩnh vực telesale khác bởi mục tiêu để chốt đơn duy nhất là dựa trên nhu cầu học tập của khách hàng. Chính vì vậy, nội dung telesale giáo dục cần có phải dựa trên khách hàng và nhất định phải xoay quanh mục đích này. Cụ thể:

1. Cần phải có thông tin về các gói học tập

Trong phần thông tin các gói học tập, telesale cần cung cấp được các thông tin như sau:

  • Gói luyện thi trung học phổ thông; 
  • Gói luyện thi đại học;
  • Gói học tiếng anh cấp tốc trình độ… cho…;
  • Gói tiếng anh giao tiếp cho…;
  • Gói tuyển sinh các bé từ….;
  • Trình độ học viên;
  • Thời gian của khóa học;
  • Thời gian khai giảng;
  • Tổng số buổi học của khóa;
  • Học phí;
  • Hình thức học tập: học tại lớp + tổng số học viên trong 1 lớp; học trực tuyến, học 1 kèm 1 với gia sư;
  • Giáo trình học tập;
  • Sau khóa học sẽ đạt được kết quả gì.

Thông tin các gói học tập sẽ dựa trên mục đích giảng dạy của từng trung tâm giáo dục. Các telesale sẽ căn cứ điều này để giới thiệu đến khách hàng. 

2. Cần có thông tin về trung tâm giảng dạy

Ảnh 2: Nội dung telesale giáo dục cần có thông tin về trung tâm giảng dạy: năm thành lập, chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất,...(Nguồn: Internet)

Ảnh 2: Nội dung telesale giáo dục cần có thông tin về trung tâm giảng dạy: năm thành lập, chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất,…(Nguồn: Internet)

Khi telesale thông tin đến khách hàng về trung tâm giảng dạy, cần giới thiệu được:

  • Năm thành lập;
  • Các thành tựu đã đạt được trong suốt thời gian thành lập và giảng dạy;
  • Hệ thống cơ sở vật chất;
  • Đội ngũ giáo viên, giảng viên kèm trình độ;
  • Các địa chỉ và cơ sở học tập của trung tâm.

3. Cần làm nổi bật điểm mạnh của trung tâm

Ảnh 3: Nội dung telesale giáo dục cần làm nổi bật điểm mạnh của trung tâm mình so với các trung tâm khác (Nguồn: Internet)

Ảnh 3: Nội dung telesale giáo dục cần làm nổi bật điểm mạnh của trung tâm mình so với các trung tâm khác (Nguồn: Internet)

Khi telesale nói về các điểm nổi bật cần liệt kê được những điểm nổi bật của trung tâm mình so với các trung tâm khác. Chẳng hạn như: 

  • Các khuyến mãi/ưu đãi khủng khi theo học tại trung tâm;
  • Học phí khóa học rẻ hơn;
  • Chất lượng giáo viên tốt hơn;
  • Cam kết đầu ra sau khóa học;
  • Cung cấp đầy đủ giáo trình miễn phí.

4. Tư vấn dựa trên nhu cầu học tập của khách hàng

Ảnh 4: Nội dung telesale giáo dục cần tư vấn dựa trên nhu cầu học tập của khách hàng (Nguồn: Internet)

Ảnh 4: Nội dung telesale giáo dục cần tư vấn dựa trên nhu cầu học tập của khách hàng (Nguồn: Internet)

Đây chính là bước rất quan trọng. Telesale sẽ tìm hiểu về nhu cầu học tập của từng khách hàng, mong muốn, mục đích của họ ở thời điểm hiện tại và tương lai thông qua việc đặt câu hỏi và lắng nghe câu trả lời của khách hàng.

Telesale cần ghi chép chính xác những thông tin mà khách hàng chia sẻ để tạo thành nguồn dữ liệu khách hàng. Việc này phục vụ cho việc khoanh vùng khách hàng tiềm năng phù hợp cho từng loại khóa học.

Thêm vào đó, sau mỗi cuộc trò chuyện các telesale có thể lưu lại những thông tin cơ bản với khách hàng (những người thực sự có nhu cầu) để tiện chăm sóc hơn về sau nếu thời điểm hiện tại họ bận chưa thể theo học.

Trên đây chính là các yếu tố cần có trong nội dung telesale giáo dục mà một nhân viên telesale phải giới thiệu đến khách hàng trong quá trình gọi điện. 

Tất tần tật các thông tin cơ bản nhất đã được cung cấp cho khách hàng, họ nắm được và sẽ cân nhắc có nên theo học hay không. Từ đây tỷ lệ chốt đơn tuyển sinh giáo dục thành công là rất cao.

II. Các mẫu kịch bản telesale giáo dục chi tiết nhất

Mẫu 1: Mẫu kịch bản telesale giáo dục với học viên mới

Ảnh 5: Mẫu kịch bản telesale giáo dục với học viên mới, telesale tiếp cận bằng cách mang đến sự hấp dẫn từ gói học tập mà trung tâm đang có (Nguồn: Internet)

Ảnh 5: Mẫu kịch bản telesale giáo dục với học viên mới, telesale tiếp cận bằng cách mang đến sự hấp dẫn từ gói học tập mà trung tâm đang có (Nguồn: Internet)

Đối với các học viên mới điều duy nhất bạn biết về họ có lẽ là độ tuổi. Do đó, khi bắt đầu một cuộc thoại với những học viên mới các telesale nên tiếp cận với họ bằng việc mang đến sự hấp dẫn nào đó từ các gói học tập mà trung tâm giáo dục đang có.

Chẳng hạn với những bạn học viên mới có độ tuổi từ 17 – 18 thì đương nhiên việc ôn thi đại học lúc này sẽ rất phù hợp. Vì thời điểm này ôn luyện để bổ sung, tích lũy kiến thức chính là cách để họ đến gần hơn với cánh cửa đại học. 

Nắm bắt được nhu cầu này telesale cần đưa ra gói học/gói ôn luyện thi có thể đáp ứng tốt mong muốn này. Thêm vào đó, telesale đừng quên cung cấp thông tin khuyến mãi đặc biệt nếu chọn gói ôn luyện nào vào thời điểm hiện tại. Điều này chắc chắn sẽ giúp telesale có tỷ lệ chốt đơn cao hơn. 

Mẫu 2: Mẫu kịch bản telesale giáo dục với học viên cũ đạt kết quả tốt

Ảnh 6: Đối với các học viên cũ đã đạt kết quả tốt khi học tại trung tâm bạn hãy dựa vào điều đó để mời học viên gói học tập mới (Nguồn: Internet)

Ảnh 6: Đối với các học viên cũ đã đạt kết quả tốt khi học tại trung tâm bạn hãy dựa vào điều đó để mời học viên gói học tập mới (Nguồn: Internet)

Đối với các học viên cũ đã đạt kết quả tốt khi học tại trung tâm, bạn cần dựa trên điều đó nâng cao sự uy tín của trung tâm và tiếp tục mời gọi học viên cũ tiếp tục theo học một gói mới của trung tâm phù hợp với lộ trình học tập của họ. 

Chẳng hạn, telesale tuyển sinh cho trung tâm anh ngữ: Nếu học viên cũ đã học xong khóa học tiếng anh giao tiếp cơ bản và họ cũng thừa nhận bản thân có sự thay đổi trong giao tiếp sau khi kết thúc khóa học, telesale hãy chúc mừng họ vì đã kết quả đáng mừng đó. 

Tiếp đến hãy khéo léo nói với họ rằng việc giao tiếp tiếng anh ở mức độ cơ bản chưa thực sự giúp ích nhiều cho công việc nếu tương lai họ muốn thăng tiến trong sự nghiệp. Và họ cần thêm các kỹ năng giao tiếp nâng cao, kỹ năng đọc, viết tiếng anh nữa.

Và cuối cùng telesale hãy giới thiệu khóa học tiếng anh phù hợp với nhu cầu hiện tại của học viên cũ kèm theo các ưu đãi đặc biệt (chẳng hạn giảm giá 50%) nếu đăng ký học ngay. 

Bạn hãy thuyết phục học viên cũ thêm rằng đây là khóa học rất phù hợp với họ và hơn hết họ đã quen với phương pháp giảng dạy và truyền đạt kiến thức của giáo viên trước đó. Do đó, kết thúc khóa học chắc chắn sẽ đạt được kết quả như họ mong muốn.

⇒ Có thể bạn quan tâm: Top 3 chiến dịch “ĐỈNH CAO” chăm sóc khách hàng bất động sản

Mẫu 3: Mẫu kịch bản telesale giáo dục với học viên cũ chưa đạt kết quả mong muốn

Ảnh 7: Đối với những học viên cũ chưa đạt được kết quả như họ mong muốn telesale hãy khen họ trước khi đưa ra khuyết điểm về khả năng của họ (Nguồn: Internet)

Ảnh 7: Đối với những học viên cũ chưa đạt được kết quả như họ mong muốn telesale hãy khen họ trước khi đưa ra khuyết điểm về khả năng của họ (Nguồn: Internet)

Đối với những học viên cũ chưa đạt được kết quả như họ mong muốn khi kết thúc khóa học tại trung tâm, telesale nên nhẹ nhàng khen khéo họ một câu. Sau đó mới đưa ra lý do việc học viên đó chưa đạt được kết quả như ý muốn của họ.

Chẳng hạn, vẫn là kịch bản telesale tuyển sinh của trung tâm anh ngữ: “Mình thấy giáo viên phản ánh bạn là người nhanh nhẹn, nhạy bén, tiếp thu kiến thức khá nhanh. Nhưng vì vốn từ vựng tiếng anh của bạn vẫn còn hạn chế nên khó tránh việc sẽ gây cản trở cho công việc hiện tại và giao tiếp tiếng anh của bạn”. 

Tiếp theo telesale hãy phân tích tình hình thực tế nếu chỉ dừng lại ở việc học giao tiếp tiếng anh cơ bản thì chỉ giúp bạn giao tiếp những mẫu chuyện đơn giản. Còn để cải thiện vốn từ vựng, cải thiện khả năng đọc – dịch văn bản, hợp đồng bằng tiếng anh thì bạn cần trau dồi thêm.

Đến đây telesale hãy giới thiệu đến học viên cũ đó một gói học mới phù hợp với trình độ để giải quyết nhược điểm của học viên đó cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nếu đăng ký học sớm. Telesale sẽ tránh được việc nói “No” từ học viên cũ dù trước đó họ chưa thực sự hài lòng với kết quả của khóa học trước. 

⇒ Xem thêm: Mẫu kịch bản telesale bất động sản giúp bạn “Chốt” thành công

III. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng mẫu kịch bản telesale giáo dục

Ảnh 8: Có khá nhiều vấn đề cần lưu ý khi xây dựng và sử dụng kịch bản telesale giáo dục (Nguồn: Internet)

Ảnh 8: Có khá nhiều vấn đề cần lưu ý khi xây dựng và sử dụng kịch bản telesale giáo dục (Nguồn: Internet)

Một vài điểm cần lưu ý khi xây dựng và sử dụng mẫu kịch bản telesale giáo dục:

  • Mỗi trung tâm giáo dục sẽ có các khóa học, phương pháp giảng dạy, hình thức học tập,…khác nhau. Nên khi xây dựng kịch bản telesale giáo dục, telesale cần ý thức được mục đích trung tâm giáo dục đó hướng đến và đối tượng học viên. Nhờ vậy mới có thể tư vấn sát và đúng trọng tâm nhất.
  • Một kịch bản telesale giáo dục hay thôi chưa đủ thuyết phục học viên. Điều này phải đi kèm với chất giọng telesale truyền cảm, nhẹ nhàng, dễ nghe. 
  • Chất giọng phải phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Ví dụ: Đối với sinh viên, bạn nên trò chuyện gần gũi, thân thiện. Với những người làm văn phòng, bạn cần thể hiện được sự chuyên nghiệp, độ tin cậy cao.
  • Kịch bản telesale giáo dục có thể xây dựng chung cho mọi telesale áp dụng. Tuy nhiên, telesale cũng cần có sự linh hoạt, chủ động sáng tạo trong từng cuộc gọi mới có thể tự nâng cao năng lực của bản thân mà không cần quá phụ thuộc vào kịch bản đã chuẩn bị trước. 

IV. Kết Luận

Một kịch bản telesale giáo dục được xây dựng để lường trước các vấn đề, tình huống mà khách hàng, học viên thường đặt ra. Dựa trên kịch bản chuẩn bị trước, telesale sẽ có thể tự tin trò chuyện, giải đáp thắc mắc của khách hàng ngay mà không để họ phải chờ đợi.

Thêm vào đó một kịch bản giáo dục đầy đủ sẽ giúp telesale không để sót một thông tin nào liên quan đến khóa học, thời gian học, thời gian khai giảng,…Từ đó tăng được hiệu quả của telesale lên cao hơn.

Goilaco hi vọng rằng những chia sẻ và các mẫu kịch bản telesale giáo dục đưa ra trong bài viết có thể giúp bạn thành công chốt đơn và tăng KPI cho công việc. Và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Goilaco nhé, chắc chắn chúng sẽ rất hữu ích với bạn nếu bạn đang làm công việc telesale đấy. 

Gọi Ngay
Chat Zalo
Chat Facebook
Trụ Sở Chính