CFO là gì? Làm thế nào để trở thành một CFO tài ba?

Theo cách hiểu đơn giản nhất, CFO là một thuật ngữ dùng để chỉ giám đốc tài chính, là người trực tiếp quản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, thông qua nghiên cứu và phân tích tài chính, CFO chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch tài chính, khai thác, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, cảnh báo nguy cơ và đưa ra dự đoán tin cậy cho doanh nghiệp trong tương lai. Mặc dù là mảnh ghép quan trọng không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp nào nhưng không phải ai cũng hiểu rõ CFO là gì? Và làm thế nào để trở thành một CFO tài ba? Vậy nên, hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên trong nội dung bài viết dưới đây!

mặc dù thuật ngữ cfo khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này 

Mặc dù thuật ngữ CFO khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này 

CFO là gì?

Với những ai đã từng làm trong một doanh nghiệp nhất định thì không xa lạ gì với cụm từ này. Tuy nhiên, nghe tới là một chuyện và hiểu rõ về nó lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Do đó, để có thể tìm hiểu những kiến thức chuyên môn sâu hơn về CFO thì trước tiên phải hiểu CFO là gì?

CFO là viết tắt của cụm từ tiếng anh Chief Financial Officer. Đây là thuật ngữ trong ngành tài chính dùng để chỉ Giám đốc tài chính – một chức danh, vị trí tối quan trọng trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp, công ty hay tập đoàn. Người nắm giữ vị trí này cần chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các công tác tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, CFO là “đầu tàu” chịu trách nhiệm chính trong vấn đề quản lý và kiểm soát rủi ro tài chính, hoạch định tài chính rõ ràng, lên kế hoạch sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và báo cáo lên cấp quản lý cao hơn trong doanh nghiệp.

Từ đó có thể thấy, CFO là vị trí chủ chốt có ảnh hưởng rất lớn tới sự điều hành hoạt động tài chính của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn, vậy nên, các doanh nghiệp rất chú trọng trong hoạt động tuyển giám đốc tài chính.

Đến đây, chúng ta đã cùng tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi CFO là gì? Vậy CFO có vai trò như thế nào? Làm thế nào để có thể trở thành một CFO tài ba? Bạn đừng bỏ lỡ những thông tin tiếp theo trong bài viết nhé!

Vai trò của một CFO


cfo đóng vai trò chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của doanh nghiệp

CFO giữ vai trò chính trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Như đã đề cập khái quát trong phần CFO là gì? Vai trò của một CFO, hay còn gọi là Giám đốc tài chính được biết đến là chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là quản lý và lên kế hoạch sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới hiện nay, vai trò của một CFO không còn bó buộc trong những công việc kể trên.

Dựa trên nghiên cứu của Accenture gần đây, có 70% mối tương quan giữa một công ty đạt hiệu suất hoạt động ở mức cao với một công ty có đội ngũ tài chính hoạt động với hiệu suất cao. Điều này là minh chứng cho đòi hỏi về trách nhiệm mới của một CFO, không chỉ còn là người cung cấp góc nhìn “gương phản chiếu” mà còn mang trách nhiệm của một nhà tư vấn chiến lược, một nhà lãnh đạo, một nhà ngoại giao và một trưởng nhóm giúp lèo lái doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp vượt qua những thời điểm khó khăn và định hướng đường đi cho doanh nghiệp trong tương lai.

CFO là một nhà cố vấn chiến lược

Cũng giống như các vị tướng hay các nhà lãnh đạo cách mạng không thể thiếu cố vấn chiến lược, thì các công ty, doanh nghiệp hiện nay cũng không thể thiếu CFO, hay Giám đốc tài chính. Từ thực tế đó có thể nhận thấy vai trò đầu tiên của các CFO chính là một cố vấn, nhà chiến lược cho Giám đốc điều hành (CEO). Theo đó, một CFO có thể thành công hay không sẽ dựa vào khả năng báo cáo số liệu, quản lý, phân tích tài chính và phản ứng lại với các dữ kiện phân tích được khi giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, với thị trường doanh nghiệp đầy biến động như hiện nay, các CFO với vai trò là một nhà chiến lược cần có tư duy kiểm soát vấn đề và tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực về báo cáo tài chính. Đồng thời các CFO cần phải có khả năng bao quát tốt, biết áp dụng các kỹ năng tư duy phân tích cùng sự nhạy bén về tài chính để đưa ra các chiến lược tài chính cho mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

CFO là một nhà lãnh đạo

Gắn liền với vai trò như một nhà cố vấn chiến lược, các CFO còn là nhà lãnh đạo điều hành thực hiện các chiến lược tài chính của công ty. Thay vì xử lý và phân tích các số liệu được cung cấp bởi người khác thì hiện nay, giám đốc tài chính cần phải đảm nhận quyền sở hữu các kết quả tài chính của tổ chức và đội ngũ quản lý cấp cao.

Đi cùng với vai trò là một nhà lãnh đạo, trách nhiệm các CFO là phải sử dụng các mô hình tài chính một cách hợp lý và linh hoạt để nâng cao độ hiệu quả, mức độ dịch vụ và làm sao để cân bằng chi phí cho phù hợp. Theo đó, giám đốc tài chính phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước kết quả tài chính của doanh nghiệp.

CFO là một nhà ngoại giao

Không kém phần quan trọng so với 2 vai trò đã đề cập phía trên, thật không quá khi nói CFO chính là một nhà ngoại giao của công ty, doanh nghiệp. Để đánh giá một doanh nghiệp có nên hợp tác hay không, người ta sẽ có xu hướng nhìn vào các động lực và sự tự tin trong khả năng tài chính của doanh nghiệp để quyết định. Vì vậy, là bộ mặt quyết định khả năng tài chính, CFO sẽ giúp công ty, doanh nghiệp thể hiện sự bền vững đối với khách hàng, nhà cung cấp và ngân hàng.

CFO là một trưởng nhóm

Vai trò cuối cùng của CFO trong doanh nghiệp mà chúng tôi muốn đề cập chính là vai trò của một trưởng nhóm. Khác với một nhà lãnh đạo điều hành thực hiện chiến lược, với vai trò là một trưởng nhóm, các CFO là “đầu tàu” điều hành, hướng dẫn nhóm và chịu trách nhiệm trước những kết quả mà thành viên nhóm đạt được.

Để trở thành một trưởng nhóm tốt, CFO phải tìm ra và phát huy thế mạnh của từng thành viên trong nhóm nhằm tạo ra các kết quả tốt hơn và đạt mức độ hiệu quả cao hơn so với một cá nhân có thể đạt được. Do vậy, với vai trò là một trưởng nhóm, các CFO có trách nhiệm tìm kiếm và tập hợp các cá nhân tài năng, tạo thành nhóm và điều hành nhóm đạt thành tích tài chính cao nhất có thể cho tập thể doanh nghiệp.

Yêu cầu cơ bản để trở thành một CFO

Đóng vai trò quan trọng và chủ chốt trong hoạt động vận hành và phát triển doanh nghiệp, Giám đốc tài chính (CFO) cần sở hữu những năng lực chuyên môn vượt trội, những kỹ năng thiết yếu và phẩm chất xứng đáng. Sau quá trình nghiên cứu và tích lũy những kinh nghiệm trong một thời gian dài, chúng tôi rút ra được 4 kỹ năng tài chính tài chính và những kỹ năng mềm cần có để trở thành một CFO.

4 kỹ năng tài chính mà một CFO cần có

một cfo cần nắm rõ 4 kỹ năng tài chính cơ bản 

Một CFO cần nắm rõ 4 kỹ năng tài chính cơ bản 

Trở thành một CFO tài năng là giấc mơ và mục tiêu của rất nhiều người. Tuy nhiên, để có thể hiện thực hóa mục tiêu ấy, bạn cần trang bị 4 kỹ năng cơ bản cần có ở một CFO gồm:

  • Kỹ năng phân tích tài chính: Đây là kỹ năng đầu tiên và cũng là kỹ năng quan trọng nhất của một CFO. Giám đốc tài chính cần trang bị kỹ năng này để có thể phân tích và nắm bắt được tình trạng tài chính của doanh nghiệp một cách tổng thể và khái quát nhất. Từ đó tìm ra lỗ hổng tài chính nhanh chóng để đưa ra những giải pháp ứng phó kịp thời.
  • Kỹ năng lập kế hoạch tài chính: Bên cạnh kỹ năng phân tích tài chính thì kỹ năng lập kế hoạch tài chính cũng là 1 trong 4 kỹ năng cơ bản mà một CFO cần có. Kỹ năng này giúp các CFO hình dung một cách cụ thể kế hoạch dùng vốn hợp lý cho các hoạt động vận hành doanh nghiệp. Cụ thể là các hoạt động sản xuất, kinh doanh và một số hoạt động khác.
  • Kỹ năng quản trị dòng tiền: Nắm vững kỹ năng này giúp các CFO điều chỉnh chuyển động dòng tiền một cách hợp lý, tránh các tình trạng thâm hụt nguồn tiền lớn, hoặc thiếu khả năng chi trả cho doanh nghiệp.
  • Kỹ năng quản trị tài chính dự án: Cũng là một kỹ năng giúp quản lý dòng tiền nhưng khác với kỹ năng quản trị dòng tiền chung được nói phía trên, kỹ năng quản trị tài chính dự án là kỹ năng cụ thể hơn, thu hẹp phạm vi chỉ trong các dự án. Đây là kỹ năng giúp các CFO quản lý dòng tiền và hoạch định ra các kế hoạch và phương pháp tài chính phù hợp với từng dự án cụ thể.

4 kỹ năng trên là những kiến thức tài chính căn bản mà một CFO cần nắm vững. Bên cạnh đó, CFO cũng cần trang bị kiến thức nền vững chắc, đó là kiến thức về đọc hiểu, phân tích báo cáo tài chính và quản lý tài chính. Những kiến thức cơ bản này là nền móng giúp các CFO phát triển và mang lại cơ hội thăng tiến bền chắc “trèo cao mà không ngã đau”.

Phân biệt hai vị trí cấp cao CEO và CFO

Trong doanh nghiệp, CEO và CFO là hai vị trí giữ vai trò điều hành chủ chốt đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên họ đảm nhận những trách nhiệm rất khác nhau.

Nhiệm vụ chính của CEO là quản lý tổng thể tất cả các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp, giám sát hoạt động của từng bộ phận chức năng và đảm bảo các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp được hoàn thành với kết quả tốt nhất. CEO không trực tiếp tham gia vào việc điều hành công việc tại các bộ phận. Thay vào đó CEO giữ vai trò giám sát chung thông qua sự hỗ trợ của những người đứng đầu bộ phận.

Thông thường, CEO sẽ tập trung vào việc trình bày rõ ràng tầm nhìn của doanh nghiệp cho toàn bộ nhân viên được biết và cho khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Họ là người thực hiện các quyết định do Ban giám đốc đưa ra, thúc đẩy và phát triển năng lực lãnh đạo trong doanh nghiệp, khuyến khích gia tăng năng suất và đảm bảo vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. CEO là người chịu trách nhiệm chính đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Và CEO chỉ có trách nhiệm báo cáo công việc cho Ban giám đốc.

Trong khi đó, CFO chỉ chịu trách nhiệm về mảng tài chính của doanh nghiệp và là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong hầu hết các doanh nghiệp thì CFO chỉ chịu trách nhiệm đối với một số bộ phận có liên quan đến tài chính như kế toán, kiểm toán, ngân sách và ban giám quản (Compliance department). Trọng tâm công việc của CFO chính là quản lý tài chính cho doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ nguồn tiền cho hoạt động kinh doanh và đạt được lợi nhuận tối ưu thông qua các biện pháp tài chính.

Những kỹ năng mềm mà một CFO cần có

Kỹ năng chuyên môn là điều kiện cần để bạn có thể trở thành một CFO trong doanh nghiệp, tuy nhiên, để trở thành một CFO tốt, nhận được sự tín nhiệm và làm việc hiệu quả thì kỹ năng mềm là điều không thể thiếu.

mỏi một cfo đều cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết 

Mỗi một CFO đều cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết 

Trong các nghiên cứu trước đó, các chuyên gia đã chỉ ra được tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với một con người. Kỹ năng mềm là yếu tố góp phần quyết định bạn là ai, làm việc như thế nào và mang lại hiệu quả ra sao. Do đó, dù bạn là ai và đang làm gì thì kỹ năng mềm là trang bị không thể thiếu trong cuộc sống và công việc của bạn.

Với một CFO – một cố vấn, nhà lãnh đạo, một trưởng nhóm, một nhà ngoại giao thì kỹ năng mềm là trang bị cần thiết giúp quản lý và làm việc hiệu quả. Một số kỹ năng mềm cần có trong “chiếc balo” của một Giám đốc tài chính, gồm:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Bạn sẽ làm gì khi có vấn đề xảy ra? Đây là câu hỏi khi mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tuyển một người giữ vị trí lãnh đạo cũng sẽ đặt ra. Và đối với một CFO cũng vậy. Bởi Giám đốc tài chính sẽ là người quản lý tài chính của doanh nghiệp thông qua làm việc với một nhóm nhân viên và với các cấp lãnh đạo cao hơn trong công ty và doanh nghiệp. Theo đó, họ sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nảy sinh như số liệu và dòng tiền không chính xác. Với quy mô của một doanh nghiệp thì một sai sót nhỏ trong số liệu cũng khiến doanh nghiệp chịu tổn thất rất lớn. Do đó, giám đốc tài chính phải có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề tốt mới có thể đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
  • Kỹ năng thuyết phục: Trong phần vai trò của một CFO, chúng ta được biết CFO có vai trò là một nhà ngoại giao. Mà nhà ngoại giao thì khả năng thuyết phục và đàm phán là kỹ năng cơ bản nhất cần có. Theo đó, các “nhà ngoại giao của doanh nghiệp” cần sở hữu khả năng trình bày hoạch định các chiến lược tốt, thành thạo việc đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc, đồng thời biết cách nói chuyện tạo sức thuyết phục cao.
  • Kỹ năng xây dựng tương lai: Hay còn được hiểu một cách đơn giản là tầm nhìn xa trông rộng. Các CFO không chỉ nhìn ra được lợi ích trước mắt mà còn phải biết tận dụng các nhân tố, cơ hội, con số hay những rủi ro tiềm ẩn để tang hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Đặc biệt, giám đốc tài chính cần tránh những trường hợp vì cái lợi trước mắt mà bỏ qua cơ hội lâu dài.
  • Kỹ năng nhẫn nại: Là người quản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp và lên kế hoạch phát triển doanh nghiệp dài hạn, các CFO cần có tính nhẫn nại, kiên nhẫn không vội vàng. Bên cạnh việc kiên nhẫn chờ đợi hiệu quả làm việc thì giám đốc tài chính cũng cần chịu khó học hỏi kinh nghiệm và kiến thức từ các chuyên gia.
  • Kỹ năng quan sát: Vì sao có hàng nghìn, hàng chục nghìn người lập nghiệp mà chỉ có một người thành công? Kỹ năng quan sát tỉ mỉ là một trong những nguyên nhân góp phần vào thành công của 1 người đó. Cũng giống như những người lập nghiệp, Giám đốc tài chính là người đứng trên rất nhiều người và nắm trong tay một phần quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Theo đó, kỹ năng quan sát giúp các CFO nắm bắt sự việc trên nhiều mặt, nhìn ra được bản chất vấn đề chứ không phải chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm.
  • Kỹ năng ứng biến: Đây là sự kết hợp giữa 2 kỹ năng – quan sát tốt và xử lý vấn đề nhanh nhạy. Sở hữu kỹ năng ứng biến sẽ giúp các CFO ứng phó với những thay đổi bất ngờ xảy ra mà không có dự báo trước. Luôn giữ bình tình để tìm cách giải quyết một cách hiệu quả là cách mà một CFO có kỹ năng ứng biến đối mặt với một vấn đề không dự liệu trước do các yếu tố khách quan và chủ quan gây nên.
  • Kỹ năng tập trung: Tập trung là kỹ năng mà ai cũng phải có khi làm một công việc nào đó. Nhưng đối với các CFO thì kỹ năng này đặc biệt quan trọng. Họ cần rèn luyện kỹ năng tập trung để có thể làm việc một cách hiệu quả nhất và tránh những trường hợp đánh đồng mù quáng gây ra tổn thất lớn cho doanh nghiệp cả về nhân lực lẫn tài chính.

Mức lương của một CFO hiện nay

mức lương của cfo hiện nay khá cao

Mức lương của CFO hiện nay khá cao

Để tìm kiếm một CFO cho doanh nghiệp không phải điều dễ dàng. Các doanh nghiệp thường mất rất nhiều thời gian và công sức để lựa chọn được một Giám đốc tài chính phù hợp với những yêu cầu và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Nguyên nhân là bởi vì yêu cầu của nghề nghiệp này vô cùng khắt khe và đi kèm với đó chắc chắn là một đãi ngộ tốt xứng tầm với công sức và đóng góp họ bỏ ra cho doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát các doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy, mức lương trung bình của Giám đốc tài chính tại Việt Nam vào khoảng từ 40 đến 50 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, không dừng lại ở con số đó, các CFO còn có thể nhận mức lương lên tới vài trăm hoặc hàng tỷ đồng mỗi tháng phụ thuộc vào năng lực của mình. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy mức độ quan trọng của vị trí Giám đốc tài chính trong một doanh nghiệp thông qua mức lương mà họ nhận được. Để dùng một từ khái quát giá trị của các CFO thì thật không quá khi nói họ là “cánh tay phải đắc lực” của những nhà lãnh đạo công ty, doanh nghiệp.

Con đường thăng tiến sự nghiệp của một CFO

Giám đốc tài chính có mức lương tương đối cao và là mục tiêu phân đầu của hầu hết tất cả các nhân viên tài chính. Vì vậy, lộ trình thăng tiến để có thể trở thành Giám đốc tài chính là điều mà nhiều người quan tâm.

Đối với một nhân viên tài chính thông thường, con đường sự nghiệp cơ bản của họ sẽ như sau:

  • Bắt đầu vào nghề với vị trí Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst)
  • Nếu năng lực tốt, họ sẽ bước một bước đến với vị trí Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao (Senior Financial Analyst); chuyên viên hoạch định tài chính Financial Controller)
  • Sau đó, tiếp tục ngồi lên vị trí Trưởng phòng phân tích tài chính (Financial Analysis Manager)
  • Tiếp tục thăng tiến cao hơn nữa họ sẽ trở thành Giám đốc kế hoạch tài chính (Financial Planning Associate Director).

Đối với các bạn bắt đầu từ vị trí kế toán viên thì bạn cần một vài năm kinh nghiệm làm việc, tích lũy đầy túi những kỹ năng và kiến thức cần thiết cần có về kỹ năng phân tích tài chính, quản lý dòng tiền, quản lý tài chính dự án và lập kế hoạch tài chính. Khi đã trang bị đầy đủ những kỹ năng trên và năng lực của bạn có đủ thì bạn có thể kiêm nhiệm chức kế toán trưởng và sau đó từng bước bước chân lên bậc thang thăng tiến để đến với vị trí Giám đốc tài chính của doanh nghiệp.

Như đã phân tích trong những phần trước, công việc của CFO gắn liền với các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Do đó yêu cầu về kiến thức chuyên môn của các Giám đốc tài chính sẽ vô cùng khắt khe. Họ cần có kiến thức đủ rộng và sâu về tất cả các lĩnh vực Tài chính quốc tế, kế toán, tín dụng, pháp luật về tài chính và những kiến thức về môi trường kinh doanh. Đây là những kiến thức đặc thù cần được đào tạo bài bản nên nếu muốn trở thành một CFO, bạn cần:

  • Có bằng cử nhân hay thạc sĩ Kế toán hoặc Tài chính. Đây là bằng cấp cần thiết chứng minh bạn có nền tảng cơ sở vững chắc về tài chính, kế toán.
  • Tiếp đó, bạn cần lấy chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị quốc tế bằng cách theo học các khóa đào tạo cao cấp như Certified Public Accountant (CPA), ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) hay Chartered Financial Analyst (CFA).

Công việc của một CFO

Mức lương cao, yêu cầu khắt khe đồng nghĩa với việc CFO phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ công việc lớn hơn rất nhiều so với các vị trí thấp hơn. Theo đó, các công việc mà một CFO cần thực hiện bao gồm:

Thực thi chiến lược

cfo là người thực thi chiến lược

CFO là người thực thi các chiến lược quan trọng

Theo quan điểm của Wheelen and Hunger (2012) cho biết, thực thi chiến lược là “…tập hợp các hoạt động và lựa chọn cần thiết để thực hiện một kế hoạch chiến lược”. Còn theo Noble (1999) định nghĩa thực thi chiến lược là tổng hợp các hoạt động “truyền thông, giải thích, thông qua và ban hành các kế hoạch chiến lược”. Nhìn chung, thực thi chiến lược chính là cách thức mà một công ty, doanh nghiệp tạo ra những sắp đặt có tính tổ chức giúp công ty thực hiện các chiến lược của mình một cách hiệu quả nhất.

Thực thi chiến lược là giai đoạn quan trọng, mang tính quyết định giúp hiện thực hóa các phương án chiến lược trên giấy. Tại giai đoạn này, các nhà quản trị chiến lược cần thực hiện thành công các nhiệm vụ sau:

  • Phổ biến chiến lược đến tất cả các nhân viên mà chúng tác động tới
  • Kêu gọi được sự tham gia và ủng hộ nhiệt tình từ nhân viên
  • Nguồn vốn, nhân lực, kỹ thuật và thời gian là những nguồn lực thiết yếu cần được chuẩn bị đầy đủ cho quá trình thực thi chiến lược
  • Xây dựng kế hoạch thực thi cụ thể bằng cách đề ra chỉ tiêu, ghi chép và theo dõi sát sao quá trình thực thi.

Theo đó, các CFO không chỉ phân tích và đề ra chiến lược mà cần phải vạch ra đường đi tương lai cho doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cường hiệu suất kinh doanh và giá trị cho cổ đông, dùng với đó cung cấp những góc nhìn tài chính, tạo ra đột phá và giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa công ty

Trong rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới, cạnh tranh, thu hút nhân viên và khách hàng của tổ chức thì văn hóa công ty chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động này. Văn hóa công ty là sự pha trộn của các giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh và các khía cạnh hàng ngày của giao tiếp, tương tác, tạo ra văn hóa lan tỏa đến cách mọi người làm việc.

Theo thống kê của Science Daily về một nghiên cứu từ Đại học Nam California và Đại học Minnesota đã chỉ ra rằng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cần thiết và quan trọng nhất trong việc “chèo lái con thuyền” của doanh nghiệp đi đúng hướng.

Các CFO cần nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của văn hóa công ty. Văn hóa công ty có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của tổ chức. Tuy nhiên nhiều người không hiểu được hết giá trị cốt lõi của văn hóa công ty hoặc hiểu nhưng “hiểu thôi để đó”. Bởi, việc xây dựng văn hóa công ty là cả một vấn đề khổng lồ”, nó giúp tạo nên môi trường làm việc tích cực, cải thiện năng suất lao động và thậm chí lớn hơn nữa, nó có thể tạo ra chiến lược hoạt động cho công ty.

Do đó, với vai trò là một người lãnh đạo, CFO cần xác định rõ mục tiêu và hướng đi của doanh nghiệp, từ đó xây dựng văn hóa công ty thông qua 3 yếu tố: Tầm nhìn, chiến lược và thái độ của nhân viên. Đây là 3 yếu tố cấu thành một tổ chức vững bền.

Huy động vốn

Nguồn vốn hay tiền bạc chính là huyết mạch của một công ty. Mọi hoạt động của doanh nghiệp từ lúc tạo dựng đến vận hành và phát triển đều cần dùng đến tiền. Do vậy, quản lý nguồn vốn, xây dựng và huy động nguồn tiền là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng. Trong cuốn sách “Dạy con làm giàu tập 1” của tác giả nổi tiếng Robert Kiyosaki đã nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của thông minh tài chính trong quá trình làm giàu.

CFO là người “tay hòm chìa khóa” nên phải chịu trách nhiệm chính trong các đợt huy động vốn lớn và đưa ra các quyết định M&A. Theo đó, Giám đốc tài chính cần đứng ra tổ chức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, họ cần dự báo được nhu cầu vốn cần thiết và lựa chọn hình thức vốn với quy mô hợp lý.

Quản trị hiệu quả

cfo quản trị một cách hiệu quả

CFO thực hiện quản trị một cách hiệu quả

Theo Mary Parker Follett: “Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”. Hay với James Stoner và Stephen Robbins: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. Còn theo Robert Kreitner: “Quản trị là quá trình làm việc với con người và thông qua con người để đạt được nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi.” Hiểu một cách đơn giản thì quản trị là hoạt động cần phải thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức để đạt được những mục tiêu chung. Do đó, nếu hoạt động quản trị doanh nghiệp của nhà lãnh đạo được thực hiện không tốt sẽ rất dễ tác động đến tình trạng sức khỏe tài chính doanh nghiệp của công ty.

Hầu hết các công ty đều có gắng thực hiện việc quản trị doanh nghiệp một cách tốt nhất. Bởi việc quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giúp tạo ra một bộ quy tắc và kiểm soát tính minh bạch đối với các cấp lãnh đạo và quản lý. Đồng thời, quản trị doanh nghiệp tốt còn giúp tạo ra lợi nhuận, thể hiện văn hóa công ty và đảm bảo sự phát triển công ty vững mạnh.

10 thói quen hiệu quả của một CFO

mỗi một cfo đều hội tụ rất nhiều thói quen 

Mỗi một CFO giỏi đều hội tụ rất nhiều thói quen 

CFO là người gánh trên vai nhiều trách nhiệm, do đó công việc của họ cũng vô cùng nhiều và đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và cống hiến thời gian cho công việc. Do đó, đối với các CFO, việc cân bằng giữa công việc và gia đình là vô cùng khó khăn.

Do đó, một thực trạng chung có thể dễ dàng nhận thấy ở các Giám đốc tài chính đó  là độ “tham công tiếc việc”, họ dành gần như hết tất cả thời gian có thể cho công việc và sẵn sàng cày hàng giờ tại văn phòng, thậm chí có thể lên tới 80. 90 giờ cho một tuần làm việc. Tuy nhiên, đó là “chiến lược lâu dài thiếu khôn ngoan”- Theo nhận định của ông Jack McCullough – người đảm nhận chức giám đốc tài chính hơn 26 công ty khởi nghiệp.

Theo ông, một CFO đủ khôn ngoan, thông minh và thành công là người hội tụ đầy đủ các yếu tố về: công việc, gia đình, cộng đồng và “thực học”. Theo đó, ông đã chia sẻ 10 thói quen hiệu quả dành cho Giám đốc tài chính. Cụ thể như sau:

Làm việc bằng cái tâm

Đây là thói quen đầu tiên và cũng là quan trọng nhất. CFO là người làm việc với các con số mà con số thì luôn thể hiện sự thật. Các Giám đốc tài chính cần dốc hết cái tâm của mình ra để làm việc, cung cấp những thông tin liên quan đến công việc đảm nhận một cách đầy đủ và chính xác nhất. Đồng thời, họ phải giữ sự công bằng khi đánh giá nhu cầu của đôi bên.

Tập trung nghiên cứu chiến lược

Một CFO tài năng là người luôn chủ động phân tích số liệu và dựa trên chuyên môn tài chính của mình để vạch ra các chiến lược đúng đắn và có giá trị cho doanh nghiệp.

Trở thành cố vấn đáng tin cậy

CFO đóng vai trò là một cố vấn chiến lược cho CEO, theo đó họ sẽ nhìn nhận vấn đề và phân tích hoàn cảnh , sau đó đưa ra phương pháp giải quyết thiết thực và triệt để khác. Do đó, đôi khi sự tư vấn từ các CFO còn có giá trị lớn hơn là sự tư vấn đến từ các cố vấn chuyên nghiệp bên ngoài.

Khéo léo khi thỏa thuận

Giám đốc tài chính thông minh không phải người làm việc độc đoán mà là người biết chia sẻ những thông tin cần thiết cho nhân viên, từ đó cùng góp ý và thảo luận để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Chủ động trong mọi tình huống

Bên cạnh việc biết khéo léo khi thỏa thuận thì CFO cũng cần chủ động và thẳng thắn trong cách giao tiếp. Họ sẽ không bị động khi một vấn đề xảy ra mà chủ động xem xét các thông tin để giải quyết kịp thời vấn đề nhanh gọn.

Thực hiện đa chức năng

Không chỉ cần hiểu sâu và thực hiện thành thạo một nhiệm vụ, một CFO tài ba là người hội tụ đầy đủ các chức năng: buôn bán, quản lý nhân viên, giải quyết rủi ro hay kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, số lượng người giữ vị trí Giám đốc Tài chính có thể thực hiện đầy đủ các chức năng trên là vô cùng hiếm hoi. Tuy nhiên, chỉ là hiếm chứ không phải là không thể, chỉ cần họ nỗ lực hoàn thiện mình.

Xây dựng đội ngũ tiềm năng

Một người bạn tốt là người cùng ta song hành trên mọi mặt trận. Với CFO, họ cần tìm kiếm cho mình một đội ngũ cùng song hành trên thương trường chứ không phải một đội ngũ giúp nâng đỡ vị thế của bản thân.

Duy trì chuyên môn tài chính

Thế giới vẫn luôn luôn vận động và thay đổi, nền tài chính cũng xoay vần liên tục theo thời thế. Vì vậy, một CFO chuyên nghiệp sẽ luôn luôn học hỏi, cập nhật tình hình tài chính thế giới cũng như nắm rõ thời cơ để tạo ra bước đột phá và nhảy vọt cho sự phát triển của công ty, doanh nghiệp.

Không bao giờ ngừng học tập

“Học, học nữa, học mãi” là điều mà một CFO cần phải nhớ. Học không chỉ giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng phục vụ cho công việc mà còn giúp mở ra cánh cửa cơ hội cho sự phát triển và thăng tiến của bản thân.

Biết cách cân bằng công việc và cuộc sống

Đây là thói quen cần có cuối cùng và cũng là thách thức lớn nhất của các CFO mà McCullough đưa ra. Để có thể cân bằng cuộc sống và công việc một cách hiệu quả nhất, các Giám đốc tài chính cần dần dần thay đổi thói quen và cách nghĩ, sắp xếp thời gian cho công việc và gia đình một cách hợp lý và tối ưu.

Những CFO nổi tiếng thế giới

Trên thế giới không thiếu những CFO tài ba và họ đã cống hiến rất nhiều và tạo nên những đột phá không tưởng cho các doanh nghiệp mà họ làm việc. Hãy cùng chúng tôi điểm qua 6 Giám đốc tài chính nổi tiếng và con đường họ đã đi để trở thành những CFO đầy quyền lực nhé!

Nikki Haley

Nikki Haley (1979) là thống đốc nữ đầu tiên của Nam Carolina và là cựu thành viên của Hạ viện Nam Carolina.. Đồng thời bà cũng là Đại sứ thứ 29 của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc.

Bà bắt đầu tiếp xúc với kế toán – tài chính từ năm 12 tuổi khi giúp đỡ bố mẹ các công việc liên quan đến sổ sách trong cửa hàng quần áo nữ của mẹ mình.

Sau đó, Haley đã theo học ngành kế toán tài chính, tốt nghiệp trường dự bị Orangeburg và đại học Clemson với bằng cử nhân kế toán vào năm 1989.

Nikki Haley

Nikki Haley

Sau khi tốt nghiệp, bà làm việc cho một công ty quản lý và tái chế chất thải; sau đó trở về công việc kinh doanh quần áo cùng với gia đình. Với trí thông minh cùng năng lực kiệt xuất và độ nhạy cảm với những con số, bà chính thức trở thành người điều hành và Giám đốc tài chính của Exotica International.

Tiếp tục con đường làm tài chính của mình, Haley được ghi tên vào ban giám đốc phòng Thương mại Orangeburg County và được bổ nhiệm vào ban giám đốc của phòng Thương mại Lexington lần lượt vào năm 1998 và năm 2003. Sau đó, bà trở thành thủ quỹ của Hiệp hội các nữ chủ doanh nghiệp quốc gia vào năm 2003 và chủ tịch năm 2004.

Mặc dù là một Giám đốc tài chính giỏi giang nhưng bà lại được mọi người biết đến nhiều hơn với vai trò là một chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn của Mỹ.

Jay Rasulo

Jay Rasulo là người gốc New York và được biết đến là Giám đốc tài chính nổi tiếng của công ty Walt Disney. Để trở thành một Giám đốc tài chính nổi tiếng, ông cũng đã trải qua một quá trình phấn đấu và nỗ lực không ngừng.

Jay Rasulo

Jay Rasulo

Sau khi tốt nghiệp đại học Columbia với tấm bằng kinh tế và 2 tấm bằng thạc sĩ kinh tế, thạc sĩ quản trị kinh doanh của đại học Chicago, Rasulo đã gia nhập ngân hàng Chase Manhattan và tập đoàn marriott.

Sau đó, đến năm 1989, ông vào làm tại công ty Walt Disney với vị trí là giám đốc kế hoạch chiến lược doanh nghiệp và sau đó trở thành phó chủ tịch cấp cao. Trong quá trình làm việc, với tài năng của mình, ông đã giúp cho các doanh nghiệp bất động sản của Walt Disney phát triển mạnh mẽ.

Ông trở thành phó chủ tịch điều hành của Euro Disney SCA sau 2 năm cống hiến với vai trò phó chủ tịch cấp cao của liên minh doanh nghiệp. Sau đó, ông trở thành phó giám đốc điều hành kiêm Giám đốc tài chính của Walt Disney.

Hans Vestberg

Hans Vestberg

Hans Vestberg

Hans Vestberg đã tốt nghiệp cử nhân Quản trị kinh doanh của Đại học Uppsala và gia nhập Ericsson Cables vào năm 1988. Ông đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm làm việc tại các thị trường quốc tế với các vị trí quản lý khác nhau. Điều này đã giúp cho Hans Vestberg vững vàng, tự tin, quyết đoán và những ý tưởng và phương pháp tài chính tuyệt vời đưa công ty phát triển. Cụ thể:

  • 1998 – 2000: Ông giữ chức Giám đốc tài chính cho Ericsson tại Brazil
  • 2000 – 2002: Ông giữ chức giám đốc tài chính cho Ericsson ở Bắc Mỹ
  • 2002 – 2003: Ông là Chủ tịch Ericsson tại Mexico
  • 2007 – 2009: Ông là CFO cho Ericsson
  • Tháng 1 năm 2010: Ông trở thành giám đốc điều hành của Ericsson

Vào tháng 4 năm 2017, với vị trí là Phó chủ tịch điều hành của nhóm mạng và công nghệ mới, Hans Vestberg đã gia nhập Verizon. Và trong suốt quá trình cống hiến tại Ericsson, ông là một Giám đốc tài chính (CFO) nổi danh thế giới.

Lloyd Levitin

Lloyd Levitin

Lloyd Levitin

Lloyd Levitin (1932) hiện đang là giáo sư lâm sàng tài chính và kinh doanh kinh tế học tại trường kinh doanh Đại học Nam California. Ông từng là giám đốc điều hành công ty và đã từng xuất bản nhiều bài viết về ngành kế toán – tài chính.

Ông vừa là phó chủ tịch điều hành, thủ quỹ kiêm giám đốc tài chính của doanh nghiệp Thái Bình Dương (nay là Sempra Energy), đồng thời là phó chủ tịch điều hành và CFO của Công ty Khí ga Nam California (thuộc sở hữu của Pacific Enterprises).

Gary Crittenden

Gary Crittenden là Giám đốc tài chính đầy tài năng, là người đứng sau thành công vang dội của công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia – American Express.

Gary Crittenden

Gary Crittenden

Sau khi tốt nghiệp Brigham Young University và hoàn thiện tấm bằng thạc sĩ tại Harvard Business School, mãi đến năm 2000, Gary Crittenden mới làm việc với American Express và sau đó, ông đã tạo nên cú nhảy vọt đáng ngưỡng mộ cho doanh nghiệp này.

Ông đã mạnh tay tinh giản bộ máy tài chính của American Express, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 100 triệu USD/năm và vận hành hiệu quả hơn. Đồng thời, ông cùng với cộng sự của mình tổng cải tiến lại quy trình hoạch định ngân sách của công ty theo “chiến thuật kép”. Chính chiến thuật này của ông đã khiến cho thông tin có tính giá trị hiện thời, giúp công ty đưa ra kế hoạch đầu tư nhanh nhất.

Nhờ đó, Gary Crittenden đã trở thành một trong những CFO nổi tiếng thế giới và có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn trong lĩnh vực hoạch định tài chính với những thay đổi mang tính lịch sử cho American Express.

Jim Parker

Tiếng tăm của Jim Parker gắn liền với lời khuyên “Nhân tài là cốt lõi và tiết giảm chi phí một cách khôn ngoan.” Ông giữ chức Giám đốc tài chính tại GE trong suốt 15 năm. Và trong khoảng thời gian đó, ông khiến không ít người phải ngạc nhiên về tài năng hoạch định cũng như hướng chiến lược của ông. Ông đã tạo ra những bước tiến lớn và giúp GE phát triển mạnh mẽ.

Jim Parker

Jim Parker

Thứ nhất, ông nổi tiếng với cách sử dụng nhân lực. Vị CFO tài ba này chỉ lựa chọn những sinh viên tốt nghiệp với bảng điểm thực sự xuất sắc, có tố chất tốt và khả năng tư duy nhạy bén. Sau đó, ông lại tiếp tục thử tài những ứng cử viên sáng giá này bằng 4-5 năm làm việc với lịch dày đặc. Sau khi trải qua quá trình rèn giũa và đào tạo bài bản và nâng cao, họ sẽ được giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy tài chính và đồng hành cùng ông đưa công ty phát triển.

Thứ hai, bên cạnh việc sử dụng nhân lực được ví như “săn đầu người” thì Jim Parker còn là bậc thầy trong việc cắt giảm chi phí. Thông qua việc cắt giảm những công việc ít hiệu quả và bán 60% cổ phần chi nhánh quan trọng, đưa về xác nhập với chi nhánh mới tại Ấn Độ, ông đã giúp GE an toàn thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài.

Những điều trên đã minh chứng về một Giám đốc tài chính tài ba Jim Parker và lý giải được vì sao ông lại nổi tiếng đến vậy.

Kết luận

Thông qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong nội dung bài viết, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ CFO là gì? Những kỹ năng cần có để trở thành một CFO? Hay mức lương, lộ trình thăng tiến và những thói quen cần có để trở thành một CFO tài ba? Đồng thời, bạn còn được tìm hiểu về những CFO nổi tiếng thế giới và hành trình xây dựng vị trí và quyền lực của họ. Nếu bạn còn vướng mắc điều gì cần giải đáp, hãy bình luận xuống phía dưới, goilaco sẽ giải đáp giúp bạn nhé!

Gọi Ngay
Chat Zalo
Chat Facebook
Trụ Sở Chính