VoIP là gì? Top ứng dụng công nghệ VoIP tốt nhất

Thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi, nhiều thuật ngữ xuất hiện đôi khi làm cho chúng ta phải băn khoăn. Đơn cử như VoIP được ứng dụng hàng ngày trong cuộc sống nhưng VoIP là gì thì không phải ai cũng có thể hiểu. Vậy bạn còn chờ đợi gì chúng ta hãy cùng giải mã cũng như tìm hiểu về công nghệ VoIP ngay để không bỏ lỡ bất kỳ điều gì về cuộc sống xung quanh.

I. VoIP là gì?

Bạn đã từng nghe và biết đến VoIP chưa? Nếu chưa đừng bỏ qua việc tìm hiểu về công nghệ VoIP. Đây thực chất là từ viết tắt của cụm Voice Over Internet Protocol. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là giao thức thoại qua internet – gọi điện thoại qua internet. Hay nói cách khác dễ hiểu hơn âm thanh được truyền qua giao thức internet.

 

Bạn đã biết VoIP là gì chưa?

Bạn đã biết VoIP là gì chưa?

Tổng quan về VoIP cho thấy công nghệ VoIP sử dụng công nghệ chuyển mạch gói. Hay các gói tin được đóng gói truyền qua môi trường internet. Trong khi đó, công nghệ truyền thoại cũ dùng cách chuyển mạch kênh. Bạn có biết rằng chuyển mạch kênh lại đòi hỏi rất nhiều điều kiện kèm theo. Đầu tiên đó chính là việc phải sử dụng một hạ tầng riêng. 

Trong khi đó chuyển mạch gọi lại có thể tận dụng hạ tầng internet. Lúc này, trên cùng một hạ tầng có thể sử dụng mail, web, vừa có thể video call, gọi điện đều được. Để thực hiện việc này, các dòng điện thoại sẽ được tích hợp sẵn các giao thức, kết nối tới một tổng đài IP của nhà cung cấp dịch vụ. 

Điện thoại IP có cấu tạo và hình dạng tương đối giống điện thoại bàn thông thường. Được đấu nối trực tiếp vào mạng LAN qua cáp Ethernet, giao tiếp RJ45 hoặc phần mềm thoại (softphone) cài trên máy tính.

Vậy điện thoại Voip là gì? Điện thoại VoIP người dùng sẽ thực hiện các cuộc gọi đến các điện thoại bất kỳ nào cũng sử dụng phần mềm. Như vậy VoIP là gì, hay điện thoại VoIP là gì, chắc hẳn bạn đã hiểu?

II. Các hình thức kết nối của VoIP trong môi trường doanh nghiệp

Bạn đã nắm lòng VoIP là gì, vậy đừng bỏ lỡ việc tìm hiểu các hình thức kết nối của VoIP trong môi trường doanh nghiệp. Qua đó bạn sẽ thấy VoIP tuyệt vời như thế nào? Đối với môi trường doanh nghiệp, công nghệ VoIP thường phổ biến ở một vài dạng như kết nối phần cứng hoặc kết nối phần mềm. 

Hiện nay, phương pháp sử dụng VoIP được biết đến nhiều nhất là điện thoại truyền thống. Đương nhiên sẽ có nhiều cách để ứng dụng công nghệ VoIP với điện thoại truyền thống – analog, điện thoại kỹ thuật số. Trong đó điện thoại kỹ thuật số hay còn được gọi là điện thoại VoIP.

2.1. VoIP hoạt động như thế nào?

Giao thức SIP và SIP Trunking

Các cuộc gọi IP hoạt động bằng cách sử dụng giao thức SIP là một giao thức cho phép VoIP hoạt động. Giao thức SIP là một giao thức liên lạc cho các cuộc gọi VoIP và các phiên văn bản và đa phương tiện khác, chẳng hạn như nhắn tin nhanh và video. Trung kế SIP, dựa trên giao thức SIP, về cơ bản là một dịch vụ được thiết lập hầu như qua các kết nối internet của bạn và được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Internet (ITSP), loại bỏ kết nối vật lý với một công ty điện thoại.

 

VoIP là công nghệ cần cho các doanh nghiệp

VoIP là công nghệ cần cho các doanh nghiệp

2.2. Các hình thức kết nối của VoIP

  1. VoIP với điện thoại analog

    Vì việc truyền giọng nói trong Voip diễn ra qua Internet, do đó một chiếc điện thoại thông thường sẽ không đáp ứng được. Tuy nhiên, có một adapter là Analog Telephone Adapter (ATA) hay còn gọi là gateway FSX có khả năng chuyển đổi tín hiệu điện thoại analog thành tín hiệu số có thể truyền qua Internet.

  2. VoIP phone (VoIP với điện thoại IP)

    Khi mua điện thoại IP, bạn không cần dùng tới adapter ATA để kết nối Internet. Chỉ cần cắm điện thoại trực tiếp vào cổng Ethernet hỗ trợ mạng, điện thoại sẽ giao tiếp từ Internet đến dịch vụ VoIP bạn đã đăng ký.

  3. VoIP với thiết bị chuyển đổi từ analog sang IP 

    Một số công ty sản xuất phần cứng có thể cắm vào jack cắm Ethernet trong nhà để chuyển đổi điện thoại tiêu chuẩn thành điện thoại có thể sử dụng Voip. Phần cứng này có một cổng web được sử dụng để xem các cuộc gọi, kiểm tra thư thoại và thiết lập tích hợp với các dịch vụ khác.

    Cách rẻ nhất để sử dụng VoIP là kết nối tai nghe có micro với máy tính, nhưng yêu cầu phần mềm Voip để truyền giọng của bạn đến người nhận sử dụng cùng phần mềm. Ngoài ra, có nhiều ứng dụng VoIP có khả năng thực hiện các cuộc gọi điện thoại tiêu chuẩn. Một số ứng dụng phần mềm Voip phổ biến nhất: Skype, Jabber, Google Hangout, Google Voice.

III. Thực tế ứng dụng VoIP dùng làm gì?

Điện thoại VoIP là gì, VoIP là gì, những khái niệm mà chúng ta vừa làm rõ. Thế nhưng công nghệ VoIP và ứng dụng của nó ra sao, vẫn còn là dấu hỏi mà nhiều người để ngỏ.

1. Các ứng dụng OTT

Chắc hẳn nhiều người vẫn còn mơ hồ về VoIP trong việc ứng dụng thực tế? VoIP phổ biến nhất trong ứng dụng OTT. Bạn đã biết OTT là gì chưa? OTT là từ viết tắt của Over-the-top app. 

Đây là thuật ngữ chuyên dùng để chỉ những ứng dụng về âm thanh và các nội dung âm thanh, video được cung cấp trên nền tảng internet. Tất nhiên rồi, ứng dụng của VoIP tại OTT sẽ không có một nhà cung cấp nào có thể can thiệp. Ví dụ như: Facebook, Zalo, Skype, Viber, Telegram,..

Ứng dụng OTT đa dạng

Ứng dụng OTT đa dạng

2. Tổng đài VoIP, điện thoại VoIP, Softphone

Bên cạnh các ứng dụng sử dụng phần mềm VoIP còn được xây dựng trong hệ thống điện thoại. Hàng loạt các thiết bị đầu cuối như phần mềm softphone, điện thoại IP, gateway, tổng đài VoIP, Softphone, điện thoại VoIP.

⇒ Xem thêm: Bí quyết xử lý khiếu nại khi chăm sóc khách hàng

IV. Ưu, nhược điểm của công nghệ VoIP

VoIP là gì? Trên thực tế công nghệ VoIP trở thành một phần của cuộc sống thời đại 4.0. Giống với nhiều công nghệ khác, VoIP tồn tại song song với nhau những ưu điểm và nhược điểm. Nhưng thấy rằng nhược điểm lại hoàn toàn có thể khắc phục và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Vậy cụ thể ưu điểm và nhược điểm của công nghệ này là gì?

1. Ưu điểm công nghệ VoIP

Công nghệ VoIP nắm giữ nhiều ưu điểm nổi trội. Trong nhiều ưu điểm đó chúng ta không thể không kể đến:

Tiết kiệm chi phí: VoIP là cách tiết kiệm chi phí để thiết lập hệ thống thông tin liên lạc trong kinh doanh. Các dịch vụ VoIP có thể dựa trên kết nối IP trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ điện thoại của bạn, đơn giản là trên kết nối internet hiện có của bạn hoặc kết hợp cả hai. Do đó, nó cắt giảm chi phí cho các cuộc gọi nội bộ trong tổ chức của bạn hầu như không có, giảm đáng kể chi phí cho các cuộc gọi kinh doanh bên ngoài và quốc tế, tiết kiệm một khoản đầu tư đáng kể vào việc mua các đường dây điện thoại truyền thống, lắp đặt và bảo trì liên tục.

Dễ dàng cài đặt: So với các hệ thống điện thoại truyền thống, việc cài đặt và định cấu hình cho hệ thống VoIP có thể rất dễ dàng. Hệ thống điện thoại VoIP loại bỏ nhu cầu cài đặt bất kỳ đường dây điện thoại vật lý nào. Tất cả những gì bạn cần làm là kết nối điện thoại IP với mạng công ty qua đường Ethernet.

Chất lượng giọng nói rõ ràng: Với một giải pháp mạnh mẽ, sự tiến bộ của băng thông rộng và giao thức thoại qua Internet và cách triển khai phù hợp, chất lượng thoại của VoIP có thể tốt hoặc thậm chí tốt hơn các cuộc gọi trên điện thoại cố định. Bạn thậm chí có thể không thể phân biệt được.

Gọi nội bộ miễn phí: Như đã biết công nghệ VoIP kết nối thông qua internet. Điều đó không nghĩa khái niệm nội bộ sẽ không còn bị giới hạn về địa lý. Với ưu điểm này, công nghệ rất phù hợp với công ty có nhiều chi nhánh. Khi mà các chuỗi chi nhánh sẽ tiết kiệm được hoàn toàn chi phí dành cho việc liên hệ trong nội bộ.

VoIP có nhiều ưu điểm

VoIP có nhiều ưu điểm

Vận hành quản lý dễ dàng: Một trong những ưu điểm tuyệt vời của VoIP chính là vận hành và quản lý dễ dàng. Điều này có nghĩa bạn áp dụng được việc quản lý từ xa. Khi cần thay đổi không, gian địa điểm văn phòng thì khâu setup lại cũng dễ dàng hơn. 

Mở rộng dễ dàng: Nếu bạn cần mở rộng hệ thống thì việc này lại càng đơn giản hơn. Chỉ cần trang bị thêm thiết bị điện thoại và setup cho chi nhánh mới, văn phòng mới là đã hoàn thiện việc mở rộng hệ thống tổng đài.

Tính năng vượt trội: Bạn hoàn toàn có thể quản lý lịch sử cuộc gọi, ghi âm cuộc gọi. Hoặc nếu muốn có thể phân phối cuộc gọi thông minh cũng như trả lời tự động. 

Không giới hạn cuộc gọi đồng thời: Bạn lo lắng cuộc gọi đồng thời bị giới hạn như công nghệ cũ, điều này sẽ không xảy ra với VoIP. Bởi trên công nghệ VoIP có thể thực hiện nhiều cuộc gọi đồng thời trên cùng một đường truyền. Trong khi đó băng thông mỗi cuộc gọi lại vô cùng thấp so với các gói cáp quang bạn đang sử dụng.

Ngoài ra, công nghệ VoIP không phụ thuộc vào vị trí người dùng. Chỉ cần có kết nối internet là bạn có thể sử dụng được. Thế nhưng công nghệ VoIP lại tồn tại những nhược điểm nho nhỏ. Vậy những nhược điểm đó là gì?

2. Nhược điểm công nghệ VoIP

Công nghệ truyền thoại VoIP còn tồn tại những nhược điểm nhất định là điều mà chúng ta không thể phủ nhận được. Cụ thể hơn:

Khi tìm hiểu công nghệ VoIP bạn sẽ thấy rằng phải có điện, mạng mới thể thể sử dụng được. Tuy nhiên, đã có nhiều phương án để backup nguồn điện như bộ lưu điện, hay máy phát điện. Từ đó, vấn đề về nguồn điện cũng không quá lo ngại. Cong về đường truyền thị có thể kéo thêm đường truyền để sử dụng khi đường truyền còn lại gặp vấn đề trục trặc. 

Nhược điểm của công nghệ VoIP không hề đáng ngại

Nhược điểm của công nghệ VoIP không hề đáng ngại

Trong bất cứ tình huống nào thì VoIP luôn yêu cầu đường truyền phải thực sự ổn định. Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng cuộc gọi được diễn ra thông qua môi trường internet. Đồng nghĩa với việc dữ liệu có thể bị đánh cắp với những thành phần có mục đích xấu. Vấn đề bảo mật có thể xảy ra vấn đề hoặc tình trạng ăn trộm cướp phí. 

Kỹ thuật nén ảnh hưởng đến chất lượng thoại. Trong trường hợp nén xuống dung lượng thấp sẽ đòi hỏi kỹ thuật cao, có độ phức tạp. Tuy nhiên lại khá tốn kém về mặt thời gian xử lý. Trong khi chất lượng lại không hề cao như mong đợi. Thậm chí xảy ra cả trường hợp bị vọng tiếng. 

Kỹ thuật phức tạp: Truyền tín hiệu theo thời gian thực hiện mạng chuyển mạch gói là điều rất khó để làm do mất gói trong mạng là không thể tránh được. Độ trễ không cố định trong tất cả các gói tin khi truyền trên mạng. Dịch vụ thoại được gọi là ổn nếu đáp ứng đủ các yêu cầu kĩ thuật nén khắt khe như sau: tỉ số nén lớn (để giảm được tốc độ bit xuống), khả năng suy đoán và tạo lại thông tin của các gói thông tin bị thất lạc, tốc độ xử ý các bộ Codec (Coder and decoder) phải nhanh thì cuộc gọi mới không bị gián đoạn, cơ sở hạ tầng mạng cần được cập nhật các công nghệ mới như: Frame-Relay, MPLS, QoS…

Việc chỉ có chức năng nghe gọi giờ đây lại trở thành hạn chế của VoIP khi mà máy tính cùng lúc chạy rất nhiều chương trình và phần mềm và vì thế, sử dụng máy tính cũng có thể ảnh hưởng việc nghe gọi, hiệu suất máy tính thấp vì quá tải, chất lượng cuộc gọi giảm theo hoặc có khi chẳng thể nhận cuộc gói hay cho phép gọi đi.

V. Một số ứng dụng tổng đài điện thoại VoIP tốt nhất hiện nay

Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn đã biết về những ưu điểm tuyệt vời mà VoIP mang lại nhưng không biết đến một số ứng dụng tổng đài điện thoại VoIP tốt nhất hiện nay. Nào hãy cùng chúng tôi trải nghiệm ngay để không bỏ lỡ điều gì.

Tổng đài IP Zycoo Coovox U20: Tổng đài được thiết kế tối ưu hóa cho nhu cầu kinh doanh. Trang bị nhiều tình năng như gọi Gọi Video, Call Center; Hỗ trợ kết nối 3G/LTE; Tính năng an ninh cao cấp,…

Tổng đài VoIP hiện nay khá đa dạng

Tổng đài VoIP hiện nay khá đa dạng

Yeastar S20: Tổng đài trang bị nhiều tính năng nổi trội. Ví dụ: hỗ trợ tối đa 20 máy nhánh điện thoại IP chuẩn SIP, trang bị tính năng voicemail để lại lời nhắn; cuộc gọi đến và đi linh hoạt tùy lựa chọn khách hàng,…

Tổng đài Grandtream UCM6202: Đây là dòng sản phẩm tổng đài IP. Với tổng đài này bạn có thực hiện và trải nghiệm nhiều tính năng khác nhau. Cụ thể: Ghi âm toàn bộ cuộc gọi vào ra; Hỗ trợ Voicemail to Email, Fax to Email; hỗ trợ số lượng lớn máy nhánh SIP/IAX, 02 x FXO, 02 x FXS, quản lý cấu hình thông quá web,… 

Ngoài ra còn rất nhiều tổng đài khác mà bạn dễ dàng tìm kiếm thông qua internet. Ví dụ: Tổng Đài Asterisk; Phần mềm tổng đài freeswitch; Tổng Đài IP 3CX; Phần mềm tổng đài Elastix,…

VI. Các dịch vụ VoIP ở Việt Nam

Tại Việt Nam hệ thống VoIP được ứng dụng trong nhiều dịch vụ và được xem là giải pháp call center tối ưu nhất hiện nay. Điển hình chúng ta không thể không kể đến chính là dịch vụ viễn thông quân đội Viettel, VNPT, FPT, Mobifone,… cùng nhiều dịch vụ khác. Theo dự đoán trong tương lai dịch vụ VoIP sẽ lại càng bùng nổ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người sử dụng. 

Cụ thể các gói dịch vụ như:  gọi 171 (VNPT), 177 (SPT), 178 (Viettel), 175 (VISHIPEL). Trong số đó, sẽ có một số gọi dịch vụ yêu cầu đường truyền internet để có thể sử dụng. Đồng thời, ở một số gọi chỉ cần với máy bàn đã có thể hoạt động. Nếu bạn để ý khi sử dụng công nghệ VoIP từ các công ty viễn thông hiện nay chúng ta hoàn toàn có thể gọi bằng cách thêm đầu số vào các số điện thoại cố chính giống như thường lệ.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về công nghệ VoIP và cũng trả lời rõ ràng VoIP là gì? Đây là một trong những công nghệ có tính ứng dụng cao và thiết thực trong cuộc sống, thời đại 4.0. Đồng thời khẳng định rằng, công nghệ VoIP chính là một phần không thể thiếu. 

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, có thể liên hệ với GOILACO qua địa chỉ sau:

  • Trụ sở chính: 164 Phan Văn Trị, phường 12, quận Bình Thạnh, TPHCM
  • CN 1: Số 79 Võ Nguyên Giáp, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang – Tháp Chàm
  • CN 2: Số 242 Yên Ninh, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang – Tháp Chàm
  • Email: info@goilaco.co
  • Hotline: 0886.879.979
Gọi Ngay
Chat Zalo
Chat Facebook
Trụ Sở Chính