IRR là gì? Ý nghĩa và công thức tính chỉ số IRR

Trong hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá tình hình hoạt động, vận hành của tổ chức, cũng như phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Theo đó, có hàng trăm chỉ số mà các nhà quản trị và nhà đầu tư cần quan tâm. Và trong danh sách đó, mỗi chỉ số lại mang ý nghĩa và giá trị quan trọng khác nhau đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể đánh giá tính hiệu quả của một dự án hay một phương án đầu tư thì nhà quản trị không thể bỏ sót chỉ số IRR.

Mặc dù khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về IRR

IRR được hiểu cơ bản là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ – thuật ngữ quan trọng mà bất kỳ ai làm trong ngành tài chính, kinh doanh cần phải nằm lòng. Đây là chỉ có tầm quan trọng nhất định trong việc đo lường tính hiệu quả của hoạt động đầu tư. Vậy hiểu một cách chính xác và sâu hơn chỉ số IRR là gì? Vai trò cụ thể của IRR là gì? Và IRR được tính theo công thức như thế nào? Để nắm bắt và hiểu rõ hơn, bạn hãy tham khảo những thông tin mà GOILACO đề cập trong bài viết dưới đây!

I. IRR là gì?

IRR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Internal Rate of Return, hay được biết đến với tên gọi là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ. Đây là tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng (NPV) của tất cả các dòng tiền (cả âm và dương) từ một dự án nhất định bằng không trong phân tích dòng tiền chiết khấu. Nói theo cách khác, IRR là tỷ lệ lợi nhuận gộp hàng năm dự kiến sẽ thu về từ một dự án hay một khoản đầu tư nào đó. Đồng nghĩa với điều đó, IRR chính là tỷ lệ chiết khấu mà giá trị hiện tại ròng của dòng tiền trong tương lai tại đó bằng với khoản đầu tư ban đầu. Vfa nó cũng là tỷ lệ chiết khấu mà tổng giá trị hiện tại của chi phí (dòng tiền âm) bằng tổng giá trị hiện tại của những lợi ích (dòng tiền dương).

Hiểu một cách đơn giản và quen thuộc hơn, IRR chính là tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp được sử dụng để thành lập ngân sách cũng như đo lường, so sánh các khoản lợi nhuận đầu tư. Hay nói theo một cách khác, khi các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào bất kỳ một lĩnh vực nào đó trong thị trường thì đều nhận về hiệu quả kinh doanh như mong đợi với tỷ lệ hoàn vốn nhất định hay IRR cũng chính là tỷ lệ lãi suất mà doanh nghiệp phải đạt được để hòa vốn khi đầu tư vào vốn mới.

Có thể lấy ví dụ để giải thích về IRR như sau: Một khoản đầu tư có thể được cho là có chỉ số IRR bằng 10%. Điều này có nghĩa là khoản đầu tư đó sẽ tạo ra tỷ suất lợi nhuận hàng năm bằng 10% trong suốt vòng đời của nó.

irr là chỉ số phân tích tài chính khá phổ biến

IRR là chỉ số phân tích tài chính khá phổ biến

IRR là chỉ số được sử dụng trong phân tích tài chính để ước tính khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng. Nếu IRR lớn hơn hoặc bằng với khoản vốn chi thì doanh nghiệp sẽ đánh giá đó là một khoản đầu tư tốt và ngược lại. Do đó, khi đứng trước nhiều dự án đòi hỏi khoản chi vốn bằng nhau thì dự án nào có chỉ số IRR lớn nhất thì dự án đó sẽ được đánh giá cao nhất và ưu tiên thực hiện đầu tiên.

Không chịu ảnh hưởng của các yếu tố và điều kiện thị trường như lãi suất, lạm phát hay các tỷ lệ khác có trong nền kinh tế,…chỉ số IRR chỉ liên quan trực tiếp đến các khoản lợi nhuận của các nhà đầu tư nhận được sau mỗi thương vụ đầu tư.

⇒ Xem thêm:

CFO là gì? Làm thế nào để trở thành một CFO tài ba?

Phần mềm ERP là gì? Vai trò của hệ thống ERP đối với các doanh nghiệp

II. Công thức tính IRR

Sau khi tìm hiểu IRR là gì? Chúng ta có thể nhận ra rằng đây là một giá trị dùng để xác định khả năng sinh lời khi một nhà đầu tư, một doanh nghiệp đứng trước các khoản đầu tư tiềm năng. Do đó, để có thể sử dụng một cách hiệu quả chỉ số IRR cho mục đích đánh giá các khoản đầu tư, lựa chọn đúng dự án đem lại giá trị lợi nhuận cao cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp nói chung và người chuyên phụ trách đánh giá đâu tư nói riêng phải nằm lòng công thức tính IRR.

Như đã nói trong phần trước của bài viết, IRR là giá trị được tính theo tỷ lệ chiết khấu và làm cho giá trị dòng hiện tại (NPV) cũng như mọi giá trị dòng tiền khác của một khoản đầu tư/dự án bằng không. Theo đó, công thức tính IRR được xuất phát từ công thức tính NPV, trong đó IRR là một biến chưa biết nên ta có phương trình như sau:

0=NPV =t=1T(Ct(1 + IRR)t) – C0

Các chỉ số trong công thức trên cụ thể như sau:

–         C0: Tổng chi phí đầu tư ban đầu để thực hiện dự án

–         Ct: Dòng tiền thuần tại thời điểm t (thường được tính theo năm)

–         IRR: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ

–         t: Thời gian thực hiện dự án

–         NPV: Giá trị hiện tại ròng

Từ công thức trên có thể thấy, để tính toán tỷ lệ hoàn vốn IRR, người ta sẽ đặt NPV bằng không và tính tỷ lệ chiết khấu, đó là IRR. Tuy nhiên, do bản chất của công thức, IRR không dễ dàng tính toán và phân tích. Cách duy nhất để tính tỷ lệ hoàn vốn đó là thông qua phép thử và sai hoặc sử dụng các phần mềm được lập trình sẵn.

Tựu chung, giá trị của IRR càng cao thì khả năng đầu tư dự án càng lớn. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) thống nhất đối với các khoản đầu tư không giống nhau. Do đó, chỉ số này có thể được áp dụng để xếp hạng các khoản đầu tư hoặc dự án tiềm năng trên cơ sở khá đồng đều. Ví dụ như khi doanh nghiệp đứng trước cơ hội đầu tư nhiều dự án khác nhau nhưng chi phí đầu tư ban đầu bằng nhau thì dự án nào có chỉ số IRR cao nhất sẽ được doanh nghiệp ưu tiên thực hiện trước.

Ngoài ra, trong giới tài chính – kinh doanh, IRR cũng có một vài cách gọi khác như “tỷ suất lợi nhuận kinh tế” hoặc “tỷ số hoàn vốn dòng tiền chiết khấu”. Các doanh nghiệp có thể thực hiện tính toán giá trị IRR trong hoạt động đầu tư của mình bằng 3 cách:

  • Thứ nhất, sử dụng máy tính tài chính
  •  Thứ hai, Sử dụng hàm IRR hoặc hàm XIRR trong phần mềm Microsoft Excel hoặc các chương trình bảng tính khác.
  • Thứ ba, doanh nghiệp có thể tính IRR bằng phương pháp thủ công, sử dụng phương trình phía trên. Theo đó, các nhà phân tích phải sử dụng quy trình lặp, thử các mức chiết khấu khác nhau cho đến khi giá trị NPV bằng 0.

III. Ý nghĩa của IRR

IRR là chỉ số quan trọng, không thể thiếu trong việc phân tích và đánh giá khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng. Ban giám đốc có thể sử dụng chỉ số này để so sánh và xếp hạng các khoản đầu tư, từ đó quyết định dự án nào nên tập trung và dự án nào nên loại bỏ. Đồng nghĩa với điều đó, tỷ số hoàn vốn nội bộ càng cao thì tiềm năng thực hiện dự án càng lớn. Ngược lại, nếu tỷ lệ hoàn vốn càng thấp thì độ khả thi thực hiện dự án càng thấp. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường có xu hướng đặt ra một con số tối thiểu cần thiết của tỷ lệ hoàn vốn cho các khoản đầu tư. Theo đó, nếu dự án được đề xuất đầu tư không thể tạo ra được IRR cao hơn giá trị tối thiểu được đặt ra trước đó thì đề xuất đó sẽ ngay lập tức bị phủi bỏ.

irr là chỉ số quan trọng không thể thiếu trong việc phân tích và đánh giá khả năng sinh lợi của các khoản đầu tư tiềm năng

irr là chỉ số quan trọng không thể thiếu trong việc phân tích và đánh giá khả năng sinh lợi của các khoản đầu tư tiềm năng

Ngoài ra, trong trường hợp tỷ lệ hoàn vốn IRR lớn hơn tỷ lệ suất chiết khấu thì doanh nghiệp sẽ cần dựa vào IRR để đo lường và sắp xếp các dự án đầu tư triển vọng theo thứ tự. Thông qua việc tính toán giá trị IRR của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có thể quyết định nhanh chóng nên “xuống tiền” đầu tư dự án nào hơn.Còn trong trường hợp các yếu tố của dự án là như nhau thì chỉ số IRR là cơ sở thêm giúp nhà đầu tư đưa ra lựa chọn nên tập trung vào phát triển 1 dự án hay chia vốn ra đầu tư nhiều dự án khác nhau.

Bên cạnh đó, IRR còn phát huy tác dụng trong trường hợp nhà đầu tư mua cổ phiếu. Chỉ số này giúp nhà đầu tư tính lợi tức kỳ vọng và cũng có thể tính lợi tức của trái phiếu khi đáo hạn. Thậm chí, nó có thể sử dụng để cân bằng rủi ro và lợi ích khi mua sản phẩm bất động sản.

Nhìn chung, IRR là giá trị được sử dụng nhiều trong ngân sách vốn và trên cơ sở tính toán, phân tích IRR, các doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định đầu tư dự án nào và dự án nào nên từ bỏ.

Từ những phân tích trên có thể dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của chỉ số này đối với doanh nghiệp. Đây là chỉ số không thể thiếu trong hoạt động phân tích, đánh giá và là cơ sở nền tảng giúp doanh nghiệp nhìn nhận được tính khả thi cùng như khả năng sinh lời của một dự án, từ đó đưa ra quyết định đầu tư có lợi nhất cho doanh nghiệp. Đối với hoạt động đầu tư kinh doanh, vai trò cụ thể của chỉ số IRR có thể nói đến như sau:

–         Dự án có tỷ lệ định mức thấp hơn giá trị IRR có khả thi tài chính.

–         IRR cũng có thể dùng làm cơ sở giúp doanh nghiệp lựa chọn dự án để đầu tư nếu tỷ lệ khả thi không cao. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ lựa chọn dự án có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ cao nhất.

IV. Ưu và nhược điểm của IRR

Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và trong hoạt động tài chính – kinh doanh nói riêng thì không có bất kỳ chỉ số tài chính hay phương pháp tính toán nào là hoàn hảo. Bất kể chỉ số hay phương pháp nào cũng đều ẩn chứa trong nó những ưu nhược điểm riêng. Chỉ số hoàn vốn nội bộ IRR cũng vậy. Mặc dù là chỉ số không thể thiếu trong việc phân tích, đánh giá khả năng đầu tư và mức độ khả thi của một dự án đầu tư cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhưng IRR ở một khía cạnh nào đó cũng ẩn chứa những nhược điểm nhất định bên cạnh những ưu điểm mà nó thể hiện.

chỉ số irr cũng có những ưu và nhược điểm nhất định

chỉ số irr cũng có những ưu và nhược điểm nhất định

1. Ưu điểm của IRR

  • Thứ nhất, IRR giúp đánh giá tương đối chính xác khả năng sinh lời của một dự án đầu tư, từ đó giúp cho doanh nghiệp quyết định có nên đầu tư vào dự án đó hay không.
  • Thứ hai, các phương pháp tính toán IRR tương đối đơn giản và dễ tính toán do không phụ thuộc vào chi phí vốn. Chỉ số này cho biết khả năng sinh lời của dự án đầu tư theo giá trị % nên rất thuận tiện trong việc so sánh cơ hội đầu tư.
  • Thứ ba, ý nghĩa cốt lõi mà chỉ số IRR mang đến là cho biết lãi suất tối đa mà doanh nghiệp hay chủ đầu tư có thể chấp nhận được, nếu vượt quá thì hiệu quả dùng vốn sẽ giảm thấp. Từ ý nghĩa đó, IRR giúp các nhà đầu tư đưa ra chiến lược hiệu quả cho việc định mức lãi suất phù hợp.
  • Thứ tư, chỉ số này cho biết lãi vay tối đa của dự án.

2. Nhược điểm của IRR

  • Một trong những hạn chế tiềm ẩn đầu tiên của chỉ số IRR là chỉ số này hông đo lường quy mô tuyệt đối của khoản đầu tư hoặc lợi tức. Hiểu một cách đơn giản là trong một vài trường hợp, nó có thể ưu tiên những khoản đầu tư nhỏ hơn các khoản đầu tư lớn. Vì vậy, nếu phụ thuộc quá nhiều vào IRR mà không xét đến những yếu tố khác, doanh nghiệp/nhà đầu tư có thể bỏ lỡ các dự án kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn.

Có thể lấy ví dụ: Giữa 2 khoản đầu tư : Khoản đầu tư 100$ thu về 300$ trong một năm và khoản đầu tư 10.000$ thu về 20.000$ trong một năm. Sau khi tính toán và phân tích, IRR của khoản đầu tư thứ nhất (100$) sẽ tốt hơn khoản đầu tư thú 2 (10.000$). Nhưng nhìn một cách tổng quan thì khoản đầu tư 10.000$ lại có tác động tích cực lớn hơn nhiều đến giá trị của nhà đầu tư.

  • Trong công thức tính IRR ở phần 2 của bài biết, có thể nhận thấy chỉ số IRR bị phụ thuộc vào chỉ số NPV – giá trị hiện tại thuần. Do đó, nếu NPV không ổn định hoặc bị thêm vào quá nhiều thì độ chính xác khi tính IRR là không thể.
  • Một trong những hạn chế tiếp theo của IRR là nó rất dễ gây ra hiểu lầm. Bởi chỉ số này có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian của một dự án. Cụ thể, một dự án có chỉ số IRR thấp nhưng hoàn toàn có thể có NPV cao, điều này phụ thuộc vào vốn đầu tư mà chủ đầu tư “rót” vào dự án. Theo đó, IRR rất dễ gây ra sự sai lệch khi đứng một mình, khiến nhà đầu tư hiểu lầm tính khả thi đầu tư của dự án.
  • Một hạn chế khác của chỉ số hoàn vốn nội bộ là đôi khi nó không phản ánh được chính xác lợi nhuận và ngân sách chi ra cho một dự án nào đó. Điều này đã được giải thích trong phần định nghĩa IRR là gì? Theo đó, IRR mặc nhiên giả định mọi dòng tiền dương chắc chắn sẽ tái góp vốn đầu tư và sở hữu tỷ lệ cùng với dự án. Nhưng thực tế chứng minh không phải tất cả mọi trường hợp đều như vậy.

=> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ Call Center trong lĩnh vực BPO

V. Sự khác nhau của IRR và NPV

Từ những nội dung ở phần trước của bài viết, có thể dễ dàng nhận thấy 2 chỉ số IRR và NPV có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu đặt 2 chỉ số trong cùng một điều kiện và xem xét, doanh nghiệp hoàn toàn có thể biết được IRR thông qua NPV và ngược lại, bởi kết quả chúng cho ra là giống nhau. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách tỉ mỉ hơn, IRR sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể và dễ hình dung hơn bởi chỉ số này được thể hiện bằng tỷ lệ %. Còn NPV sẽ được thể hiện bằng giá trị tiền mặt. Chỉ số IRR giúp nhà quản lý nhanh chóng xác định khả năng sinh lời của dự án bằng cách đơn giản hóa dự án thành con số cụ thể và thống nhất. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, thay vì sử dụng IRR thì NPV là lựa chọn tốt hơn cho nhà quản lý.

Để có thể hình dung một cách cụ thể hơn về sự khác biệt giữa IRR và NPV, GOILACO xin đưa ra một bảng so sánh 2 chỉ số này giữa trên một vài cơ sở so sánh cụ thể:

Cơ sở so sánh NPV IRR
Ý nghĩa NPV hay giá trị hiện tại ròng là tổng giá trị hiện tại của dòng tiền (cả âm và dương) của dự án cụ thể. IRR được mô tả như tốc độ mà tổng dòng tiền chiết khấu sẽ tương đương với dòng tiền chiết khấu.
Hình thức thể hiện Điều khoản tuyệt đối (giá trị tiền mặt) Tỷ lệ phần trăm
Chủ thể đại diện Thặng dư từ dự án Điểm hòa vốn (không lãi cũng không lỗ)
Quyết định Giúp đưa ra quyết định dễ dàng Hỗ trợ phần nào trong việc giúp đưa ra quyết định
Tỷ lệ tái đầu tư của dòng tiền trung gian Chi phí vốn Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
Sự thay đổi trong thời gian rút tiền Không ảnh hưởng đến NPV Sẽ hiển thị âm hoặc nhiều IRR

 

Tóm lại, sự khác biệt cơ bản của chỉ số IRR và chỉ số NPV như sau:

  • Thứ nhất, giá trị hiện tại ròng của dòng tiền NPV là tổng hợp tất cả giá trị hiện tại của dòng tiền mà không phân biệt giá trị dương hay giá trị âm. Còn IRR là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV = 0.
  • Thứ hai, nếu NPV được thực hiện theo giá trị tuyệt đối với kết quả thể hiện là tiền mặt thì IRR lại được tính theo tỷ lệ phần trăm.
  • Thứ ba, NPV được tính toán với mục đích xác định thặng dư từ dự án, trong khi đó, IRR lại là đại diện cho điểm hòa vốn.
  • Thứ tư, kết quả NPV đưa ra trong một dự án sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định nhanh chóng nhưng IRR lại không. Như đã phân tích trong phần trước, IRR rất dễ gây ra sự nhầm lẫn cho một dự án có thể mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp hay không? Chính vì vậy, khi đưa ra quyết định dựa vào IRR, doanh nghiệp còn phải gắn nó với giá trị NPV.
  • Thứ năm, dòng tiền trung gian được tái đầu tư với tỷ lệ cắt giảm trong NPV, nhưng khoản đầu tư đó lại được thực hiện theo tỷ lệ IRR.
  • Khi thời gian của dòng tiền khác nhau, NPV không hề bị ảnh hưởng, trong khi đó, IRR sẽ mang giá trị âm hoặc sẽ hiển thị nhiều IRR gay nhầm lẫn.
  • IRR sẽ hiển thị kết quả tốt hơn so với NPV. Bởi khi số tiền đầu tư ban đầu cao, NPV sẽ luôn hiển thị dòng tiền lớn, còn IRR sẽ thể hiện khả năng sinh lời bất kể khoản đầu tư ban đầu của dự án là bao nhiêu.

Bên cạnh những điểm khác biệt đó, IRR và NPV cũng gặp nhau ở một vài giao điểm, bao gồm:

  • Điểm giống nhau đầu tiên 2 chỉ số này không thể không kể đến, cả hai đều sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu.
  • Cùng với đó, NPV và IRR đều xem xét dòng tiền trong suốt vòng đời của dự án.
  • Cuối cùng, cả hai chỉ số này đều nhận ra giá trị thời gian của tiền bạc.

Nhìn chung, NPV là phương pháp được các nhà đầu tư sử dụng nhiều hơn trong quá trình đánh giá tiềm năng đầu tư của một dự án hoặc một khoản đầu tư nào đó. Trong khi đó, IRR có xu hướng được tính như một phần của quy trình lập ngân sách vốn như vốn vay, vốn chủ sở hữu,…và được cung cấp dưới dạng thông tin bổ sung.

VI. IRR so với một số giá trị khác

Hiểu được một cách chính xác IRR là gì? Và biết được ý nghĩa và tầm quan trọng của chỉ số này, chúng ta cũng nên đặt IRR trong tương quan với một số giá trị khác. Khi đứng một mình, IRR thể hiện được giá trị của nó trong hoạt động phân tích, đánh giá đầu tư, vậy khi đem chỉ số này so với các giá trị khác sẽ như thế nào? Hãy tiếp tục theo dõi nội dung bài viết để tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé!

1. IRR so với sửa đổi

IRR là chỉ số phổ biến và quen thuộc đối với các nhà quản lý doanh nghiệp nhưng chỉ số này có thể đưa ra kết quả không chính xác và có xu hướng phóng đại lợi nhuận của dự án. Điều này gây nên hệ quả tương đối lớn, có thể khiến nhà quản lý đưa ra quyết định sai lầm về ngân sách vốn dựa trên những ước tính quá lạc quan từ kết quả của phép tính tỷ lệ hoàn vốn. Tuy nhiên, thông qua việc sửa đổi IRR hoàn toàn có thể khắc phục được lỗ hổng rủi ro này. Từ đó, nó giúp cho việc quản lý đạt hiệu quả hơn tỷ lệ tái đầu tư giả định có điểm xuất phát từ các dòng tiền trong tương lai.

Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng gộp cũng được ví như một tính toán IRR. Theo đó, cùng với dòng tiền tái đầu tư thì nó cần được chiết khấu sự tăng trưởng đến từ các khoản đầu tư. Tuy nhiên, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR hoàn toàn không thể hiện được một cách thực tế nhất các phương thức mà dòng tiền chảy ngược trở lại trong tương lai ở các dự án đầu tư. Với chi phí vốn đó, dòng tiền thường được đưa vào tái đầu tư, không giống với tốc độ mà chúng được tạo ra ban đầu. Tốc độ tăng trưởng sẽ không thay đổi từ dự án này sang dự án khác là giả định mà tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR đưa ra. Do đó, với những số liệu IRR cơ bản, các doanh nghiệp và nhà quản lý, đầu tư rất dễ rơi vào bẫy của sự phóng đại các giá trị tiềm năng trong tương lai. Từ đó rất dễ đưa ra những quyết định sai lầm và bỏ qua mất những cơ hội đầu tư thực sự tốt và có giá trị thực.

IRR rất dễ xảy ra một vấn đề khác khi một dự án bao gồm các giai đoạn dòng tiền âm và dòng tiền dương khác nhau. Vì vậy, với một giá trị IRR thông thường rất dễ gây nên những sự nhầm lẫn hoặc thiếu chắc chắn trong các trường hợp này nếu nó thực sự xảy ra trong quá trình phân tích và đánh giá khả năng và tính thực thi trong đầu tư dự án.

2. IRR so với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm

Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm được biết đến với tên gọi tắt CAGR là thuật ngữ tiêu biểu trong kinh doanh và được nhắn đến nhiều trong nền kinh tế. Thông thường, giá trị CAGR được đo lường và thể hiện dưới tỷ lệ %. Đối với các doanh nghiệp, tỷ lệ CAGR đại diện cho sự hoàn vốn. Có nghĩa là số tiền vốn mà doanh nghiệp bỏ ra ban đầu để đầu tư sẽ thu về được bao nhiêu? Nếu giá trị của CAGR càng lớn thì tỷ lệ hoàn vốn lại càng cao. Cũng giống như chỉ số IRR, CAGR có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động đầu tư. Số tiền thu về lớn, chứng tỏ dự án đó khả thi và ngược lại, số tiền thu về nhỏ, nghĩa là dự án đó không phải là lựa chọn đầu tư thông minh.

Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm hay CAGR được sử dụng trong việc đo lường doanh thu ở một thời gian nhất định trên vốn đầu tư. Hiểu theo một cách khác thì chỉ số CAGR dùng để xác định lợi tức hàng năm từ một khoản đầu tư. Điều này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng chỉ số IRR để phân tích và nó còn linh hoạt hơn CAGR. Cụ thể, CAGR chỉ xem xét giá trị ban đầu của một khoản đầu tư, giá trị cuối cùng và thời gian của khoản đầu tư đó (khoảng thời gian). Trong khi đó, chỉ số CAGR bỏ qua các khoản đầu tư định kỳ được thực hiện. Tuy nhiên, khác với CAGR, mặc dù IRR cũng xác định lợi tức từ một khoản đầu tư, nhưng nó lại tính đến tất cả các dòng tiền, cả dòng tiền dương và dòng tiền âm , đồng thời, IRR cũng tính toán luôn lợi nhuận có thể đạt được từ khoản đầu tư đó.

Xét về khía cạnh tính toán, CAGR dễ tính hơn so với IRR. Tuy nhiên, IRR lại vẽ ra một bức tranh thực tế hơn cho nhà đầu tư và doanh nghiệp bởi nó tính đến tất cả các dòng tiền ra và vào. Do đó, trên thực tế nếu xảy ra trường hợp có nhiều dòng tiền cùng đổ vào một dự án hoặc khoản đầu tư nào đó, IRR sẽ được ưu tiên sử dụng hơn CAGR. Cuối cùng, một trong những điểm làm nên sự khác biệt giữa 2 chỉ số này chính là CAGR là tỷ lệ hoàn vốn hàng năm của một khoản đầu tư và đồng thời, IRR lại là tổng lợi nhuận của một khoản đầu tư trong một khoảng thời gian tương đối dài.

3. IRR so với lợi tức đầu tư (ROI)

Khi tính toán hiệu suất của một khoản đầu tư được thực hiện, lợi tức đầu tư ROI là số liệu quan trọng và thường xuyên được sử dụng bên cạnh tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR. Mặc dù trong phần trước, GOILACO đã đưa ra một công thức có thể dùng để tính IRR nhưng thực tế, bạn nên chú ý rằng, không có một công thức thực sự chính xác nào có thể tìm ra giá trị tuyệt đối của IRR.

ROI hay gọi là lợi tức đầu tư là một số liệu được tính toán dưới kết quả phần trăm tăng hoặc giảm tỷ lệ hoàn vốn cho một khoản đầu tư cụ thể nào đó trong khung thời gian đã định trước. Chỉ số ROI có thể được sử dụng để tính cho bất kỳ loại hoạt động nào nếu có một khoản đầu tư được thực hiện hoặc có kết quả từ khoản đầu tư có thể đo lường được một cách cụ thể. Tuy nhiên, để ROI có thể đạt kết quả chính xác nhất thì khoảng thời gian càng ngắn càng tốt. Tương tự nếu ROI bắt buộc phải được tính toán trong một vài năm tới thì việc tính toán chính xác một kết quả tuyệt đối trong tương lai còn rất xa.

So với IRR thì việc tính toán ROI đơn giản hơn nhiều. Chính vì lẽ đó mà ROI được ưu tiên sử dụng trước chỉ số tỷ lệ hoàn vốn nội bộ. Tuy nhiên, do ứng dụng nhiều phần mềm trong việc tính toán IRR nên quá trình này trở nên dễ dàng hơn so với phương thức thủ công ngày trước. Chính bởi lẽ đó, IRR cũng được sử dụng rất thường xuyên hiện nay.

Sau khi đã hiểu một cách cơ bản về IRR và ROI, chúng ta có thể chỉ ra một số điểm khác biệt rõ ràng giữa 2 chỉ số này.

Một trong những điểm khác biệt đầu tiên và rõ nét nhất giữa IRR và ROI là sự khác biệt về khoảng thời gian mà 2 chỉ số này được sử dụng để tính toán hiệu quả hoạt động đầu tư. Nếu như IRR được sử dụng như một công cụ để tính tốc độ tăng trưởng hàng năm của khoản đầu tư được thực hiện, thì ROI lại đưa ra được bức tranh toàn cảnh về khoản đầu tư và lợi nhuận mà khoản đầu tư đó mang lại từ đầu đến cuối.

Điểm khác biệt thứ hai của 2 chỉ số này chính là việc sử dụng giá trị tương lai của tiền trong tính toán. Do tính đến giá trị tương lai của tiền nên IRR là số liệu rất quan trọng để tính toán. Ngược lại, trong phép tính của mình, ROI không quan tâm đến giá trị tương lai của tiền.

Thứ ba, IRR là một số liệu tương đối phức tạp, khiến cho quá trình tìm hiểu và tính toán chỉ số này khiến nhiều người gặp khó khăn. Trong khi đó, ROI lại khá đơn giản để tiếp cận, và một khi, tất cả các thông tin cần thiết đã sẵn có thì việc tính ROI trở nên vô cùng dễ dàng. Bất kỳ ai có hiểu biết cơ bản về chỉ số này đều có thể thực hiện được.

ROI hay IRR đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng của nó. Nếu biết cách sử dụng thì 2 chỉ số này sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp đánh giá khả năng đầu tư. Do vậy, rất nhiều công ty và doanh nghiệp sử dụng IRR so với ROI để tính toán ngân sách cho số vốn cần thiết. Cùng với đó, khi doanh nghiệp cần đưa ra quyết định có nên chấp nhận một dự án mới hay không thì 2 chỉ số này là thứ không thể thiếu. Từ đó, có thể thấy rằng tầm quan trọng của ROI và IRR ở đâu đối với doanh nghiệp.

=> Xem thêm: VoIP là gì? Top ứng dụng công nghệ VoIP tốt nhất

VII. Kết luận

hiểu rõ irr sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận tốt hơn

hiểu rõ irr sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận tốt hơn

Bài viết đã làm rõ IRR là gì? Công thức để tính chỉ số IRR? Ý nghĩa và vai trò của chỉ số IRR đối với doanh nghiệp, cụ thể là hoạt động đánh giá đầu tư? Ưu, nhược điểm của chỉ số này? Đặc biệt, trong nội dung bài viết, GOILACO cũng đã đặt IRR trong tương quan so sánh với các chỉ số tài chính khác, từ đó giúp bạn hiểu sâu hơn về chỉ số này.

Tựu chung lại, IRR có thể giúp doanh nghiệp tìm ra mức lợi tức đầu tư sẽ nhận được khi rót vốn đầu tư vào một dự án nào đó. Đồng thời nó cũng giúp doanh nghiệp tìm ra những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp. Theo đó, việc tính toán IRR không phải là điều sai lầm bởi chỉ số này là một công cụ tài chính hữu ích. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khi tính toán IRR với mục đích tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư cần đặt nó cùng với một số tính toán chỉ số tài chính khác như NPV, ROI,…

Gọi Ngay
Chat Zalo
Chat Facebook
Trụ Sở Chính